ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG CƠ TIM TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Đánh giá các đặc điểm tổn thương cơ tim trên cộng hưởng từ (CHT) tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp sau tái tưới máu.
Phương pháp: 50 bệnh nhân NMCT cấp sau can thiệp tái thông động mạch vành (ĐMV) thành công trong thời gian 9 ngày được chụp CHT tim xung xi nê và tiêm thuốc. Chức năng tâm thu (CNTT) thất trái được đánh giá trên chuỗi xung xi nê và tổn thương ngấm thuốc muộn, kích thước vùng hoại tử được đánh giá trên chuỗi xung ngấm thuốc muộn.
Kết quả: 50 bệnh nhân NMCT cấp trong đó 45 bệnh nhân (tỷ lệ 90%) NMCT cấp ST chênh lên (STEMI) và 5 ca NMCT cấp không ST chênh lên(NSTEMI). CHT ngấm thuốc muộn có độ nhạy rất cao (98%) trong xác định vùng cơ tim hoại tử ngấm muộn. Phù hợp chẩn đoán giữa vùng ngấm thuốc muộn trên CHT và ĐMV thủ phạm trên chụp ĐMV qua da cao 92%, k=0,842 trên toàn bộ bệnh nhân và phù hợp 97,8%, k=0,952 trên các BN STEMI. Đo kích thước hoại tử được thực hiện trên 49 bệnh nhân. Có mối liên quan rất chặt chẽ giữa đo kích thước cơ tim hoại tử ngấm thuốc muộn bằng phương pháp chấm điểm và
phương pháp sử dụng phần mềm với r=0,976, p<0,0001. Có mối liên quan nghịch khá chặt chẽ giữa kích thước cơ tim hoại tử trên CHT ngấm muộn và CNTT thất trái (r=-0,63,p<0,0001 đo bằng phần mềm và r=-0,602, p<0,0001 đo bằng phương pháp chấm điểm)
Kết luận: Chụp CHT tim có độ nhạy cao đánh giá vùng cơ tim hoạt tử và góp phần đánh giá chức năng tâm thu thất trái trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp sau tái thông mạch vành.
Từ khóa
CHT tim, CHT ngấm thuốc muộn, NMCT cấp, kích thước cơ tim hoại tử
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Update, A.A.S.F., 2015 ACC/AHA/SCAI Focused Update on Primary Percutaneous Coronary Intervention for Patients With ST-Elevation Myocardial Infarction: An Update of the 2011 ACCF/AHA/SCAI Guideline for Percutaneous Coronary Intervention and the 2013 ACCF/AHA Guideline for the Management of ST-Elevation Myocardial Infarction. Circulation., 2016. 133:1135-1147.
3. Miller TD, C.T., Hopfensipirger MR, et al,, Infarct Size After Acute Myocardial Infarction Measured by Quantitative Tomographic 99mTc Sestamibi Imaging Predicts Subsequent Mortality. Circulation, 1995. 92: p. 334–341.
4. Wagner A, M.H., Holly TA, et al, Contrast-enhanced MRI and routine single photon emission computed tomography (SPECT) perfusion imaging for detection of subendocardial myocardial infarcts: an imaging study. 2003. 361: p. 374-79.
5. Kim RJ, A.T., Wible JH et al, Performance of Delayed-Enhancement Magnetic Resonance Imaging With Gadoversetamide Contrast for the Detection and Assessment of Myocardial Infarction. An International, Multicenter, Double-Blinded, Randomized Trial. Circulation, 2008. 117(629-637).
6. Choi KM, K.J., Gubernikoff G, et al, Transmural extent of acute myocardial infarction predicts long-term improvement in contractile function. Circulation, 2001. 104: p. 1101-1107.
7. Khan JN et McCann GP, Cardiovascular magnetic resonance imaging assessment of outcomes in acute myocardial infarction. World Journal of Cardiology, 2017. 26; 9(2): 109-133.
8. Hamo CE, K.I., Rao SV, et al, The Systematic Evaluation of Identifying the Infarct Related Artery Utilizing Cardiac Magnetic Resonance in Patients Presenting with ST-Elevation Myocardial Infarction. PLOS ONE, 2017. DOI: 10.1371.
9. De Azevedo Filho CF, H.M., Petriz JLF, et al,Quantification of Left Ventricular Infarcted Mass on Cardiac Magnetic Resonance Imaging. Comparison Between Planimetry and the Semiquantitative Visual Scoring Method. Arquivos Brasileiros de Cardiologia, 2004. 83(2).
10. Mewton N, R.D., Bonnefoy E, et al, Comparison of visual scoring and quantitative planimetry methods for estimation of global infarct size on delayed enhanced cardiac MRI and validation with myocardial enzymes.Eur J Radiol, 2011. 78(1):87-92
11.Wu E, O.J., Tejedor P, et al, Infarct size by contrast enhanced cardiac magnetic resonance is a stronger predictor of outcomes than left ventricular ejection fraction or end-systolic volume index: prospective cohort study.Heart, 2008. 94:730–6