VAI TRÒ CỘNG HƯỞNG TỪ NGẤM THUỐC MUỘN TRONG DỰ BÁO KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIM Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ĐƯỢC CAN THIỆP TÁI THÔNG ĐỘNG MẠCH VÀNH THÌ ĐẦU

TS Nguyễn Khôi Việt1, PGS.TS Vũ Đăng Lưu1,2, PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng3
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường đại học Y Hà Nội
3 Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá các đặc điểm hình thái và chức năng trên cộng hưởng từ (CHT) tim sau can thiệp. Tương quan giữa độ xuyên thành của ngấm thuốc muộn, kích thước vùng cơ tim hoại tử trên CHT với sự cải thiện chức năng thất trái (CNTT) sau can thiệp ĐMV ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp.
Phương pháp: 29 BN NMCT cấp được chụp CHT tim lần 1 xung xi nê và tiêm thuốc ngay sau can thiệp tái thông động mạch vành thành công trong thời gian 9 ngày, sau đó được chụp CHT lần 2 theo dõi để đối chiếu thay đổi hình thái và CNTT, kích thước vùng cơ tim hoại tử. Độ dày thành từng vùng và CNTT được đánh giá trên chuỗi xung xi nê và mức độ ngấm thuốc muộn, kích thước vùng hoại tử được đánh giá trên chuỗi xung ngấm thuốc muộn. Tái định dạng thất trái khi chỉ số thể tích cuối tâm trương thất trái tăng trên 20% sau theo dõi.
Kết quả: Sau theo dõi có giảm khối lượng cơ thất trái (104,9 ± 23,4 so với 96,1 ± 25,6 gram, p<0,05) và điểm vận động vùng (16,5 ± 4,9 so với 14,6 ± 6,1, p<0,001), tăng phân suất tống máu (từ 45,7 ± 6,9% đến 48,8 ± 9,2%, trung bình 3,2%, p<0,05). Tuy nhiên không giảm thể tích cuối tâm trương (107,1 ± 23,8 so với 131,7 ± 37,8 ml, p<0,0001) và thể tích cuối tâm thu (58,5 ± 16,3 so với 69,3 ± 29,3, p<0,05). Độ dày thành từng vùng hầu như không thay đổi (42,6 ± 23,6 so với 43,3 ± 24,1%, p>0,5). Có mối tương quan thuận giữa kích thước cơ tim hoại tử với thay đổi chỉ số thể tích cuối tâm trương (LVEDVI) với r=0,643, p<0,0001. Kích thước cơ tim hoại tử 29% hoặc cao hơn là ngưỡng dự đoán tái định dạng thất trái với độ nhạy 100%, đặc hiệu 89%. Có mối tương quan thuận giữa chỉ số sống còn cơ tim với thay đổi phân suất tống máu với r=0,56, p=0,002. Độ dày thành từng vùng cải thiện rõ ở các phân đoạn ngấm muộn<25% bề dày thành thất(35 ± 7 lên 48 ± 7%, p<0,0001), có cải thiện nhưng không nhiều ở các phân đoạn ngấm muộn 26-75% (32± 10 lên 38 ± 11%, p<0,001), không cải thiện ở phân nhóm ngấm>75% (22 ± 15 tới 20 ± 14, p<0,05).
Kết luận: Chụp CHT tim ngấm thuốc muộn giúp dự báo khả năng hồi phục chức năng thất trái sau tái tưới máu cơ tim ở bệnh nhân NMCT cấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Benjamin, Heart disease and stroke statistics-2019 Update, Chapter 19. Circulation, 2019. 139, e415-433.
2. Update, A.A.S.F., 2015 ACC/AHA/SCAI Focused Update on Primary Percutaneous Coronary Intervention for Patients With ST-Elevation Myocardial Infarction: An Update of the 2011 ACCF/AHA/SCAI Guideline for Percutaneous Coronary Intervention and the 2013 ACCF/AHA Guideline for the Management of ST-Elevation Myocardial Infarction. Circulation., 2016. 133:1135-1147.
3. Miller TD, C.T., Hopfensipirger MR, et al,, Infarct Size After Acute Myocardial Infarction Measured by Quantitative Tomographic 99mTc Sestamibi Imaging Predicts Subsequent Mortality. Circulation, 1995. 92: p. 334–341.
4. Wagner A, M.H., Holly TA, et al, Contrast-enhanced MRI and routine single photon emission computed tomography (SPECT) perfusion imaging for detection of subendocardial myocardial infarcts: an imaging study. 2003. 361: p. 374-79.
5. Kim RJ, A.T., Wible JH et al, Performance of Delayed-Enhancement Magnetic Resonance Imaging With Gadoversetamide Contrast for the Detection and Assessment of Myocardial Infarction. An International, Multicenter, Double-Blinded, Randomized Trial. Circulation, 2008. 117(629-637).
6. Choi KM, K.J., Gubernikoff G, et al, Transmural extent of acute myocardial infarction predicts long-term improvement in contractile function. Circulation, 2001. 104: p. 1101-1107
7. Khan JN et McCann GP, Cardiovascular magnetic resonance imaging assessment of outcomes in acute myocardial infarction. World Journal of Cardiology, 2017. 26; 9(2): 109-133.
8. Beek AM, K.H., Bonderenko O et al, , Delayed Contrast-Enhanced Magnetic Resonance Imaging for the Prediction of Regional Functional Improvement After Acute Myocardial Infarction. JACC, 2003. 42, No 5: p. 895-901.
9. Baks Timo, V.G.R., Duncker DJ et al,, Prediction of Left Ventricular Function After Drug-Eluting Stent Implantation for Chronic Total Coronary Occlusions.JACC, 2006. 47(4): p. 721-5.
10. Lund G.K, S.A., Muellerleile K, et al,, Prediction of left ventricular remodeling and analysis of infarct resorption in patients with reperfused myocardial infarcts by using contrast-enhanced MR imaging. Radiology, 2007. 245(1): p. p. 95-102.
11. Kirschbaum S.W, S.T., Boersma E, et al, Complete Percutaneous Revascularization for Multivessel Disease in Patients With Impaired Left Ventricular Function. Pre- and Post-Procedural Evaluation by Cardiac Magnetic Resonance Imaging. J Am Coll Cardiol, 2010. 3(4): p. 392-400.
12. Larose E, R.-c.J., Pibarot P, et al, Predicting Late Myocardial Recovery and Outcomes in the Early Hours of STSegment Elevation Myocardial Infarction Traditional Measures. J Am Coll Cardiol, 2010. 55(22): p. 2459-2