VAI TRÒ CỦA MRA CÓ TƯƠNG PHẢN ĐỘNG HỌC VỚI ĐỘ PHÂN GIẢI THỜI GIAN CAO TRONG ĐÁNH GIÁ RÒ ĐỘNG TĨNH MẠCH MÀNG CỨNG NỘI SỌ

BS Võ Phương Trúc1, , BS Phan Công Chiến2, BS Trần Quốc Tuấn3, BS Trịnh Minh Tùng4, BS Bùi Thị Song Hạnh4, BS Trần Quang Vĩnh5, BS Huỳnh Lê Phương5
1 Bệnh viện trường đại học Y Dược TP HCM
2 Bệnh viện Đại học Y Dược Tp HCM
3 Trường đại học Y Dược TP HCM
4 Bệnh viện trường đại học Y TP HCM
5 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát giá trị của MRA có tương phản động học với độ phân giải thời gian cao (Time-resolved CE-MRA) trong chẩn đoán, xác định vị trí và đánh giá tình trạng dẫn lưu tĩnh mạch vỏ não ở bệnh lý DAVF nội sọ.
Đối tượng và phương pháp: tiến cứu từ 1/2015 từ 4/2019, với 93 bệnh nhân (35 nam, 58 nữ), tuổi từ 11 đến 88 (trung bình 55), được chẩn đoán DAVF trên cộng hưởng từ thường qui, trong đó 55 bệnh nhân được chụp xung Time-resolved CEMRA, và sau đó được chụp DSA để xác định chẩn đoán.
Kết quả: Time-resolved CE-MRA có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm trong chẩn đoán DAVF lần lượt là 98%, 100%, 100%, 83,3%, 98,2% và trong phát hiện dẫn lưu tĩnh mạch vỏ não lần lượt là 80%, 96,67%, 95,23%, 85,29%, 89,09%. Giá trị Kappa = 0,93 cho thấy mức độ tương hợp rất mạnh giữa Time-resolved CE-MRA và DSA trong xác định vị trí DAVF.
Kết luận: MRA có tương phản động học với độ phân giải thời gian cao là kỹ thuật không xâm lấn, có giá trị trong chẩn đoán, xác định vị trí rò và đánh giá tình trạng trào ngược tĩnh mạch vỏ não, có thể giúp chọn lọc ra DAVF trong những người có triệu chứng thông thường (như nhức đầu, chóng mặt, ù tai…), đặc biệt là bệnh nhân có nguy cơ biến chứng cao để tiếp tục được chụp DSA đánh giá, can thiệp

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cognard C., Gobin Y. P., Pierot L., et al. (1995), “Cerebral dural arteriovenous fistulas: clinical and angiographic correlation with a revised classification of venous drainage”, Radiology, 194 (3), 671-80.
2. Farb R. I., Agid R., Willinsky R. A., et al. (2009), “Cranial dural arteriovenous fistula: diagnosis and classification with time-resolved MR angiography at 3T”, AJNR Am J Neuroradiol, 30 (8), 1546-51.
3. Meckel S., Maier M., Ruiz D. S., et al. (2007), “MR angiography of dural arteriovenous fistulas: diagnosis and followup after treatment using a time-resolved 3D contrast-enhanced technique”, AJNR Am J Neuroradiol, 28 (5), 877-84.
4. Nishimura S., Hirai T., Sasao A., et al. (2010), “Evaluation of dural arteriovenous fistulas with 4D contrastenhanced MR ngiography at 3T”, AJNR Am J Neuroradiol, 31 (1), 80-5.
5. Noguchi K., Melhem E. R., Kanazawa T., et al. (2004), “Intracranial dural arteriovenous fistulas: evaluation with combined 3D time-of-flight MR angiography and MR digital subtraction angiography”, AJR Am J Roentgenol, 182 (1), 183-90.
6. Ouanounou S., Tomsick T. A., Heitsman C., et al. (1999), “Cavernous sinus and inferior petrosal sinus flow signal on three-dimensional time-of-flight MR angiography”, AJNR Am J Neuroradiol, 20 (8), 1476-81.
7. Padilha I. G., Pacheco F. T., Araujo A. I. R., et al. (2019), “Tips and tricks in the diagnosis of intracranial dural arteriovenous fistulas: A pictorial review”, J Neuroradiol.
8. van Dijk J. M., terBrugge K. G., Willinsky R. A., et al. (2002), “Clinical course of cranial dural arteriovenous fistulas with long-term persistent cortical venous reflux”, Stroke, 33 (5), 1233-6.