ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH 256 DÃY TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI BIỂU MÔ TUYẾN CÓ ĐỘT BIẾN EGFR
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh CLVT 256 dãy UTP biểu mô tuyến có đột biến EGFR và đánh giá đáp ứng điều
trị đích theo tiêu chuẩn RECIST 1.1.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu gồm 32 bệnh nhân UTP biểu mô tuyến có đột biến EGFR điều trị thuốc TKI (tyrosine kinase inhibitor), được chụp CLVT 256 dãy trước điều trị và đánh giá đáp ứng tại thời điểm 3 tháng, 6 tháng tại bệnh viện Hữu Nghị từ tháng 07/2017 đến tháng 07/2019.
Kết quả: Đặc điểm hình ảnh CLVT UTP biểu mô tuyến có đột biến EGFR: Vị trí u bên phải 56,3%, thùy trên 56,3%; kích thước u >3 cm 81,3%; bờ đa thùy hoặc tua gai 100%; tràn dịch màng phổi 50%; phế quản chứa khí 34,4%; tạo hang 3,1%. Di căn hạch trung thất gặp 68,8%; phổi 56,3%; xương 53,1%; não 9,4%; tuyến thượng thận 9,4%; gan 6,3%. Đánh giá đáp ứng điều trị thuốc TKI theo tiêu chuẩn RECIST 1.1: Sau 3 tháng, tỷ lệ bệnh đáp ứng một phần 34,4%, bệnh ổn định 59,4%, bệnh tiến triển 6,3%; sau 6 tháng, bệnh đáp ứng một phần 40,6%, bệnh ổn định 43,8%, bệnh tiến triển 15,6%.
Kết luận: Các đặc điểm hình ảnh CLVT của UTP biểu mô tuyến có đột biến EGFR là bờ đa thùy hoặc tua gai, kích thước >3cm, kèm tràn dịch màng phổi; ít khi tạo hang; thường gặp di căn hạch trung thất, phổi và xương. Tỷ lệ kiểm soát bệnh sau 3 tháng và 6 tháng lần lượt 93,7% và 84,4%. CLVT giúp đánh giá đáp ứng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị ở các bệnh nhân UTP dùng thuốc TKI.
Từ khóa
ung thư phổi biểu mô tuyến, đột biến EGFR, cắt lớp vi tính
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Dela Cruz C.S., Tanoue L.T., và Matthay R.A. (2011). Lung Cancer: Epidemiology, Etiology, and Prevention. Clinics in Chest Medicine, 32(4), 605–644.
2. Lim R.B.L. (2016). End-of-life care in patients with advanced lung cancer. Ther Adv Respir Dis, 10(5), 455–467.
3. Rosell R., Carcereny E., Gervais R. và cộng sự. (2012). Erlotinib versus standard chemotherapy as first-line treatment for European patients with advanced EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer (EURTAC): a multicentre, open-label, randomised phase 3 trial. Lancet Oncol, 13(3), 239–246.
4. Eisenhauer E.A., Therasse P., Bogaerts J. và cộng sự. (2009). New response evaluation criteria in solid tumours: Revised RECIST guideline (version 1.1). European Journal of Cancer, 45(2), 228–247.
5. Trần Lê Sơn, Bùi Văn Giang, và Trần Anh Tuấn (2018). Đặc điểm cắt lớp vi tính ung thư phổi trước điều trị thuốc ức chế Tysosin Kinase và đánh giá đáp ứng theo tiêu chuẩn Recist 1.1. Tạp chí yhọc Việt Nam, tập 470(số 2/2018), 138–141.
6. MacMahon H., Naidich D.P., Goo J.M. và cộng sự. (2017). Guidelines for Management of Incidental Pulmonary Nodules Detected on CT Images: From the Fleischner Society 2017. Radiology, 284(1), 228–243.
7. Choi C.-M., Kim M.Y., Lee J.C. và cộng sự. (2013). Advanced Lung Adenocarcinoma Harboring a Mutation of the Epidermal Growth Factor Receptor: CT Findings after Tyrosine Kinase Inhibitor Therapy. Radiology, 270(2), 574–582.
8. Park J., Kobayashi Y., Urayama K.Y. và cộng sự. (2016). Imaging Characteristics of Driver Mutations in EGFR, KRAS, and ALK among Treatment-Naïve Patients with Advanced Lung Adenocarcinoma. PLoS One, 11(8).
9. Hasegawa M., Sakai F., Ishikawa R. và cộng sự. (2016). CT Features of Epidermal Growth Factor Receptor– Mutated Adenocarcinoma of the Lung: Comparison with Nonmutated Adenocarcinoma. Journal of Thoracic Oncology, 11(6), 819–826.
10. Winer-Muram H.T. (2006). The solitary pulmonary nodule. Radiology, 239(1), 34–49.
11. Watanabe Y., Kusumoto M., Yoshida A. và cộng sự. (2015). Surgically Resected Solitary Cavitary Lung Adenocarcinoma: Association Between Clinical, Pathologic, and Radiologic Findings and Prognosis. The Annals of Thoracic Surgery, 99(3), 968–974.
12. Enomoto Y., Takada K., Hagiwara E. và cộng sự. (2013). Distinct features of distant metastasis and lymph node stage in lung adenocarcinoma patients with epidermal growth factor receptor gene mutations. Respir Investig, 51(3), 153–157.
13. Nguyễn Minh Hà, Trần Huy Thịnh, Trần Vân Khánh và cộng sự. (2014). Erlotinib bước một trên BN ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến gen EGFR. Tạp chí nghiên cứu yhọc, Phụ trương 91, 7–14.