ĐẶC ĐIỂM SIÊU ÂM DỊ VẬT TIÊU HÓA TRÊN Ở TRẺ EM ĐƯỢC CAN THIỆP LẤY DỊ VẬT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 BÁO CÁO LOẠT CA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Dị vật tiêu hóa trên ở trẻ em có bệnh sử không rõ ràng, không dễ chẩn đoán, nhất là những dị vật không cản quang, không khai thác được bệnh sử nuốt dị vật, nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi xuất hiện biến chứng. Chúng tôi báo cáo các trường hợp dị vật tiêu hóa trên được siêu âm chẩn đoán và can thiệp phẫu thuật hoặc nội soi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 1/2018 đến 4/2019.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca
Kết quả: Từ tháng 1/2018 đến 4/2019, chúng tôi có 7 trường hợp được đưa vào lô nghiên cứu. Tuổi trung bình 7,9 tuổi. Tỉ lệ bé trai/gái: 5/2. 5/7 là dị vật không cản quang, chủ yếu là tăm tre. Vị trí dị vật: 1 ở thực quản, 2 ở dạ dày và 4 trường hợp ở tá tràng. Cả 7 trường hợp đều được siêu âm nhìn thấy và xác định đúng vị trí. 4/7 ca phải mổ lấy dị vật, 3 ca được nội soi gắp dị vật. Dấu hiệu siêu âm phù nề khoang sau phúc mạc và tụ dịch quanh thận phải rất gợi ý biến chứng dị vật đâm thủng mặt sau D3.
Kết luận: Dị vật tiêu hóa trên ở trẻ em có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu chẩn đoán trễ. Siêu âm có ưu điểm là phát hiện được dị vật cản quang và không cản quang. Cần lưu ý những đặc điểm siêu âm của một số loại dị vật, các dấu hiệu siêu âm của những vị trí dị vật thường gây biến chứng, giúp dự đoán loại dị vật và xác định đúng vị trí dị vật để có hướng can thiệp thích hợp
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Dị vật tiêu hóa, siêu âm, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Ahlawat R, Ross AB (2019). “Esophagogastroduodenoscopy”, NCBI, URL: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK532268/, access on 05/03/2019
3. Al-Salem AH (2011). “Two Unusual Gastrointestinal Foreign Bodies”, ISRN Surgery, doi: 10.5402/2011/187343, pp. e1-4.
4. Dal F, Hatipoğlu E, Teksöz S, Ertem M (2018). “Foreign body: A sewing needle migrating from the gastrointestinal tract to pancreas”, Turk J Surg, 34 (3), pp. 256-258.
5. Deveci U et al (2014). “Foreign body in liver: Sewing needle”, Turk J Gastroenterol , 25 (6), pp. 737-738.
6. Gheibi S, Baluch MV (2016). “Conservative Management of Duodenal Perforation with Toothpick in a 9-Year Old Girl; a Case Report”, Int J Pediatr, 4 (10), pp. 3609-3613.
7. Hesham A, Kader H, et al (2010). “Foreign body ingestion: children like to put objects in their mouth”, World J Pediatr, 6 (4), pp. 301-310.
8. Hosokawa T et al (2016). “Role of Sonography for Evaluation of Gastrointestinal Foreign Bodies”, J Ultrasound Med, 35 (12), pp. 2723–2732.
9. Jeckovic M, Anupindi SA, Barbir SB, Lovrenski J (2013). “Is ultrasound useful in detection and follow-up of gastric foreign bodies in children?”, Clin Imaging, 37, pp. 1043–1047.
10. Kramer RE et al (2015). “Management of Ingested Foreign Bodies in Children”, J Pediatr Gastroenterol Nutr., 60 (4), pp. 562-574.
11. Lee JH (2018). “Endoscopic Removal of Foreign Body”, Clin Endosc., 51 (2), pp. 129-136.
12. Moammar H et al (2009). “Sonographic diagnosis of gastric-outlet foreign body: case report and review of literature”, J Family Community Med.,16(1), pp. 33–36.
13. Ozkan J et al (2011). “An interesting journey of an ingested needle: a case report and review of the literature on extraabdominal migration of ingested Foreign bodies”, Journal of Cardiothoracic Surgery, doi: 10.1186/1749-8090-6-77, pp. e1-4.
14. Plowman RS et al (2018). “A radiolucent esophageal foreign body: Diagnosis, management, and potential complications”, Applied radiology, pp. 28-29.
15. Ragazzi M, Monica MD, et al (2010). “Toothpick Ingestion Causing Duodenal Perforation”, Pediatric Emergency Care, 26 (7), pp. 506-507.
16. Ripollés T et al (2001). “Gastrointestinal Bezoars: Sonographic and CT Characteristics”, AJR Am J Roentgenol, 177 (1), pp. 65–69.
17. Rybojad B et al (2012). “Esophageal Foreign Bodies in Pediatric Patients: A Thirteen-Year Retrospective Study”, The Scientific World Journal, doi: 10.1100/2012/102642, pp. e1-6.
18. Tseng HJ et al (2015). “Imaging Foreign Bodies: Ingested, Aspirated, and Inserted”, Ann Emerg Med., 66 (6), pp. 570-582.