KHẢO SÁT GIÁ TRỊ CỦA CÁC SỐ ĐO ĐẬM ĐỘ TRÊN CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN ADENOMA TUYẾN THƯỢNG THẬN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu. Mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT) các loại u của tuyến thượng thận thường gặp và so sánh giá trị của các phép đo trên CLVT trong chẩn đoán adenoma của tuyến thượng thận.
Phương pháp. Nghiên cứu hồi cứu 63 bệnh nhân (BN) có tổn thương tuyến thượng thận được chụp CLVT trước mổ và có kết quả giải phẫu bệnh tại bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM từ tháng 1/2016 – 1/2020. Các giá trị đo đạc trên CLVT được thực hiện bởi một bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có kinh nghiệm trên 10 năm gồm: kích thước tổn thương, đậm độ HU trung bình (mean) và độ lệch chuẩn, tạo và phân tích biểu đồ pixel, tính giá trị phần trăm thứ 10 từ biểu đồ và theo công thức ước đoán p10=mean – (1,282 x độ lệch chuẩn (SD)), tính các chỉ số thải tuyệt đối và tương đối. So sánh giá trị trong chẩn đoán adenoma của các chỉ số đậm độ trung bình, biểu đồ pixel, p10 ước đoán, chỉ số thải tuyệt đối và tương đối.
Kết quả. Nghiên cứu gồm 32 BN với 32 adenomas và 31 BN với 33 non-adenoma. Adenoma thường gặp ở nữ (n = 26 [81,3%]) so với nam. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về giới ở nhóm non-adenoma (n = 15 BN nữ [48,4%]). Tuổi trung bình của nhóm BN adenoma là 44,3 ± 12,6 tuổi (27 – 75 tuổi), không khác biệt có ý nghĩa so với nhóm non-adenoma với tuổi trung bình 41,2 ± 15,1 tuổi (13 – 77 tuổi) (p = 0,26). Nhóm adenoma có kích thước u trung bình nhỏ hơn (p <0,001) và đậm độ đồng nhất hơn (p = 0,001). Độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác của giá trị trung bình, biểu đồ pixel, giá trị ước tính p10, chỉ số thải tuyệt đối và tương đối trong chẩn đoán adenoma lần lượt là (37,5%; 100,0% và 66,7%, ngưỡng 10 HU), (84,4 %; 82,8% và 83,6%, ngưỡng 10%), (78,1 %; 82,1% và 80%, ngưỡng 0), (88 %; 72% và 80%, ngưỡng 60%), và (84,0 %; 65,4% và 74,5%, ngưỡng 40%).
Kết luận. Các số đo đậm độ có giá trị cao trong chẩn đoán phân biệt adenoma với các tổn thương thường gặp khác của tuyến thượng thận. Phân tích biểu đồ pixel và giá trị ước đoán p10 có độ chính xác gần tương đương nhau trong chẩn đoán adenoma và cao hơn giá trị đậm độ trung bình.
Từ khóa
tuyến thượng thận, adenoma, cắt lớp vi tính
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1 Halefoglu, A. M., Bas, N., Yasar, A. & Basak, M. Differentiation of adrenal adenomas from nonadenomas using CT histogram analysis method: a prospective study. European journal of radiology 73, 643-651 (2010).
2 Herr, K., Muglia, V. F., Koff, W. J. & Westphalen, A. C. Imaging of the adrenal gland lesions. Radiologia brasileira 47, 228-239 (2014).
3 Fassnacht, M. et al. Management of adrenal incidentalomas: European society of endocrinology clinical practice guideline in collaboration with the European network for the study of adrenal tumors. Eur J Endocrinol 175, G1-G34 (2016).
4 Park, B. K., Kim, C. K., Kim, B. & Lee, J. H. Comparison of delayed enhanced CT and chemical shift MR for evaluating hyperattenuating incidental adrenal masses. Radiology 243, 760-765 (2007).
5 Boland, G. W., Blake, M. A., Hahn, P. F. & Mayo-Smith, W. W. Incidental adrenal lesions: principles, techniques, and algorithms for imaging characterization. Radiology 249, 756-775 (2008).
6 Pena, C. S., Boland, G. W., Hahn, P. F., Lee, M. J. & Mueller, P. R. Characterization of indeterminate (lipid-poor) adrenal masses: use of washout characteristics at contrast-enhanced CT. Radiology 217, 798-802 (2000).
7 Ho, L. M., Paulson, E. K., Brady, M. J., Wong, T. Z. & Schindera, S. T. Lipid-poor adenomas on unenhanced CT: does histogram analysis increase sensitivity compared with a mean attenuation threshold? American Journal of Roentgenology 191, 234-238 (2008).
8 Zeiger, M. et al. American Association of Clinical Endocrinologists and American Association of Endocrine Surgeons medical guidelines for the management of adrenal incidentalomas. Endocrine Practice 15, 1-20 (2009).
9 Bae, K. T., Fuangtharnthip, P., Prasad, S. R., Joe, B. N. & Heiken, J. P. Adrenal masses: CT characterization with histogram analysis method. Radiology 228, 735-742 (2003).
10 Song, J. H., Chaudhry, F. S. & Mayo-Smith, W. W. The incidental adrenal mass on CT: prevalence of adrenal disease in 1,049 consecutive adrenal masses in patients with no known malignancy. American Journal of Roentgenology 190, 1163-1168 (2008).
11 Mayo-Smith, W. W. et al. Management of incidental adrenal masses: a white paper of the ACR Incidental Findings Committee. Journal of the American College of Radiology 14, 1038-1044 (2017).
12 Nieman, L. K. Approach to the patient with an adrenal incidentaloma. J Clin Endocrinol Metab 95, 4106 4113, doi:10.1210/jc.2010-0457 (2010).
13 Song, J. H., Chaudhry, F. S. & Mayo-Smith, W. W. The incidental indeterminate adrenal mass on CT (> 10 H)
in patients without cancer: is further imaging necessary? Follow-up of 321 consecutive indeterminate adrenal
masses. American Journal of Roentgenology 189, 1119-1123 (2007).
14 Remer, E. M., Motta-Ramirez, G. A., Shepardson, L. B., Hamrahian, A. H. & Herts, B. R. CT histogram analysis
in pathologically proven adrenal masses. American Journal of Roentgenology 187, 191-196 (2006).
15 Young Jr, W. F. The incidentally discovered adrenal mass. New England Journal of Medicine 356, 601-610 (2007).
16 Korobkin, M. et al. Adrenal adenomas: relationship between histologic lipid and CT and MR findings. Radiology 200, 743-747 (1996).
17 Jhaveri, K. S., Wong, F., Ghai, S. & Haider, M. A. Comparison of CT histogram analysis and chemical shift MRI in the characterization of indeterminate adrenal nodules. American Journal of Roentgenology 187, 1303-1308 (2006).
18 Haider, M. A., Ghai, S., Jhaveri, K. & Lockwood, G. Chemical shift MR imaging of hyperattenuating (> 10 HU)
adrenal masses: does it still have a role? Radiology 231, 711-716 (2004).
19 Sebro, R., Aslam, R., Muglia, V. F., Wang, Z. J. & Westphalen, A. C. Low yield of chemical shift MRI for characterization of adrenal lesions with high attenuation density on unenhanced CT. Abdominal imaging 40,
318-326 (2015).