ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ SIÊU ÂM XOẮN TINH HOÀN CHU SINH BÁO CÁO LOẠT CA VÀ HỒI CỨU Y VĂN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xoắn tinh hoàn chu sinh, là khi xoắn xảy ra trước sinh hoặc trong tháng đầu sau sinh, cấp cứu ngoại khoa với hy vọng cứu được tinh hoàn. Là thách thức cho nhà lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Với những đặc điểm siêu âm như tinh hoàn nhỏ, mất cấu trúc, độ hồi âm không đồng nhất, mất tưới máu, vôi hóa màng bao tinh mạc, rất gợi ý xoắn.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca
Kết quả: Từ tháng 01/2015 đến tháng 5/2019, chúng tôi có 11 bệnh nhân xoắn tinh hoàn chu sinh được đưa vào lô nghiên cứu. Tuổi trung bình 8.2 ngày. Một ca xoắn 2 bên, bên trái 7 ca. Thời gian phát hiện sau sinh, trung bình 1,5 ngày, không có trường hợp nào được phát hiện trước sinh qua siêu âm tiền sản. Thời gian trung bình nhập viện chúng tôi là 17 ngày. 100% sinh thường, đủ tháng. Các dấu hiệu siêu âm ghi nhận: kích thước tinh hoàn to 7/12 (58,3,%), cấu trúc nhu mô không đồng nhất 11/12 (91,7%), vôi hóa màng bao tinh mạc 2/12 (16,6 %), tràn dịch tinh mạc, dạng dịch không thuần nhất, có fibrin 7/12 (58,3 %), cuống thừng tinh to, phù nề 3/12 (25%). Dấu Whirpool dương tính 8/12 (67%), mất tưới máu trung tâm 11/12 (91,7%). Tỉ
lệ cắt bỏ tinh hoàn 10/12 (83,3%).
Kết luận: Xoắn tinh hoàn chu sinh, bệnh cấp cứu ngoại khoa hiếm gặp, là nguyên nhân gây sưng tím vùng bìu và cần được xác định chẩn đoán và can thiệp ngoại khoa sớm. Siêu âm doppler màu có giá trị cao xác định xoắn tinh hoàn và loại trừ các nguyên nhân gây sưng đau vùng bìu cấp
Từ khóa
xoắn tinh hoàn, sơ sinh, siêu âm
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Basta AM, Courtier J, et al (2015). “Scrotal Swelling in the Neonate”, J Ultrasound Med, 34, pp. 495–505.
3. Arena F, Nicòtina PA, Romeo C, et al (2006). “Prenatal testicular torsion: ultrasonographic features, management and histopathological findings”, Int J Urol., 13(2), pp. 135-41.
4. Cuervo JL, Grillo A, Vecchiarelli C, Osio C, Prudent L (2007). “Perinatal testicular torsion: a unique strategy”, J. Pediatr Surg., 42 (4), pp. 699-703.
5. Karmazyn B, Steinberg R, et al (2005). “Clinical and sonographic criteria of acute scrotum in children: a retrospective study of 172 boys”, Pediatr Radiol, 35 (3), pp. 302-310.
6. Massoni F, Troili GM, Pelosi M, Ricci S (2014). “Perinatal testicular torsion and medicolegal considerations”, Minerva Pediatr., 66 (3), pp. 229-232.
7. Baldisserotto M (2009). “Scrotal emergencies”, in: Baldisserotto M, Pediatr Radiol, 39 (5), pp. 516-521.8. Riaz-Ul-haq M, Mahdi DEA, Elhassan EU (2012). “Neonatal Testicular Torsion; a Review Article”, Iranian Journal of Pediatrics, 22 (3), pp. 281-289.
9. Munden MM, Trautwein LM (2000). “Scrotal pathology in pediatrics with sonographic imaging”, Curr Probl Diagn Radiol, 29 (6), pp. 185-205.
10. Kalfa N, Veyrac C, Baud C, et al (2004). “Ultrasonography of the spermatic cord in children with testicular torsion: impact on the surgical strategy”, Journal of urology, 172 (4 Pt 2), pp. 1692–1695.
11. Vijayaraghavan SB (2006). “Sonographic Differential Diagnosis of Acute ScrotumReal-time Whirlpool Sign, a Key Sign of Torsion”, J Ultrasound Med, 25 (5), pp. 563–574.
12. Sidhu PS (1999). “Clinical and imaging features of testicular torsion: role of ultrasound”, Clin Radiol, 54 (6), pp. 343–352.
13. Sorensen MD, Galansky SH, Striegl AM, et al (2003). “Perinatal extravaginal torsion of the testis in the first month of life is a salvageable event”, Urology, 62 (1), pp. 132-134.
14. Van der Sluijs JW, den Hollander JC, Lequin MH, et al (2004). “Prenatal testicular torsion: diagnosis and natural course. An ultrasonographic study”, Eur Radiol., 14 (2), pp. 250-255