VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH TIM BẨM SINH TRƯỚC SINH

Bs Lê Thị Thùy Trang1,, GS Phạm Minh Thông2, Bs Trần Danh Cường1, Bs Phạm Chi Mai1
1 Bệnh viện Phụ sản Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá vai trò của siêu âm trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh trước sinh.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 98 thai được chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh từ tháng 8/2018 đến tháng 9/2020 tại Bệnh viên Phụ sản Trung ương. Trong đó 50 trường hợp có kết quả siêu âm sau sinh, 22 trường hợp đình chỉ thai nghén, 4 trường hợp chết ngay sau sinh, 22 trường hợp mất theo dõi. Bệnh nhân được thực hiện siêu âm tim thai trước sinh và theo dõi diễn biến thai kì.
Kết quả nghiên cứu: Trong 98 thai phụ tham gia nghiên cứu, chúng tôi thấy: Tuổi mẹ trung bình là 28.5 ± 9.4 tuổi, tuần
thai trung bình tại thời điểm chẩn đoán là 28 ± 6,4 tuần. Các bệnh tim bẩm sinh (BTBS) chiếm tỷ lệ cao trên siêu âm trước sinh:
thông liên thất, kênh nhĩ thất và thất phải hai đường ra chiếm 14-15%. Phân loại BTBS nhẹ trên siêu âm trước sinh thể nhẹ chiếm
27.6%, thể nặng chiếm 72.4%. Sau khi đối chiếu với kết quả siêu âm sau sinh, kết quả siêu âm tim thai trước sinh có tỉ lệ chẩn
đoán đúng đạt 88%. Mức độ nặng của bệnh tim bẩm sinh trên siêu âm tim thai ảnh hưởng đến kết cục thai kì.
Kết luận: Siêu âm tim thai có độ chính xác cao trong chẩn đoán BTBS trước sinh. Mức độ nặng của bệnh tim bẩm sinh trên siêu âm tim thai ảnh hưởng đến kết cục thai kì. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Abuhamad AZ. A Practical Guide to Fetal chocardiography: Normal and Abnormal Hearts. Published online 2016:49–66.
2. Qiu X, Weng Z, Liu M, và c.s. Prenatal diagnosis and pregnancy outcomes of 1492 fetuses with congenital heart disease: role of multidisciplinary-joint consultation in prenatal diagnosis. Sci Rep. 2020;10(1):1–11. doi:10.1038/s41598-020-64591-3
3. Tuyến LK. Vai trò của siêu âm tim thai trong chẩn đoán BTBS trước sinh. đề tài nghiên cứu sinh. Published online 2014.
4. Đặng Tuấn A. Đối chiếu kết quả chẩn đoán trước sinh và sau sinh bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Y Hà Nội. Published online 2018.
5. The International Society of Ultrasound in Obstetrics. ISUOG Practice Guidelines (updated): sonographic
screening examination of the fetal heart. Ultrasound Obstet Gynecol. 2013;41(3):348–359. doi:10.1002/uog.12403
6. Lee JE, Jung KL, Kim SE, và c.s. Prenatal diagnosis of congenital heart disease: Trends in pregnancy termination
rate, and perinatal and 1-year infant mortalities in Korea between 1994 and 2005. J Obstet Gynaecol Res.
2010;36(3):474–478. doi:10.1111/j.1447-0756.2010.01222.x
7. Dolk H, Loane M, Garne E. Congenital heart defects in Europe: Prevalence and perinatal mortality, 2000 to
2005. Circulation. 2011;123(8):841–849. doi:10.1161Circulation AHA.110.958405
8. G.K.Sharrland. Normal fetal cardiac measurement derived by cross-sectional echocardiography (1992). Published online 1992.
9. Hashim ST, Alamri RA, Bakraa R, Rawas R, Farahat F, Waggass R. The Association Between Maternal Age
and the Prevalence of Congenital Heart Disease in Newborns from 201