ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA CÁC DẤU HIỆU NGHI NGỜ ÁC TÍNH TRÊN SIÊU ÂM VÚ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: đánh giá giá trị chẩn đoán của các dấu hiệu nghi ngờ ác tính trên siêu âm vú.
Phương pháp: 268 bệnh nhân (BN) có khối u vú với các dấu hiệu nghi ngờ ác tính phát hiện trên siêu âm độ tuổi từ 12 tuổi đến 75 tuổi, độ tuổi trung bình là 42,1. Các khối u vú đươc chẩn đoán mô bệnh học thông qua sinh thiết kim lõi hoặc sinh thiết hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm tại Trung tâm Điện quang Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2019 đến hết tháng 7/2020.
Kết quả: có 268 BN có khối u vú với các dấu hiệu nghi ngờ ác tính phát hiện trên siêu âm độ tuổi từ 12 tuổi đến 75 tuổi, độ tuổi trung bình là 42,1 tuổi. Có 97 BN có tổn thương UTV chiếm 36,2%, trong đó BN trên 40 tuổi chiếm 84,5%, tổn thương UTV chủ yếu ở vị trí ¼ trên ngoài chiếm 58,8 %. Se, Sp, PPV và giá trị OR trong phân tích hồi quy của các dấu hiệu nghi ngờ ác tính tương ứng: khối có tua gai (67,01%; 97,07%, 92,87%; 67,44), bờ không đều với góc cạnh (89,69% và 70,76%; 63,5%;
21,05), bóng cản âm phía sau khối ( 18,56 % và 98,83 %; 90 %, 19,25), có thành phần giảm âm (96,91 % và 7,02 %; 37,15 %), hướng không song song (bao gồm khối tròn) (57,73 % và 84.21%; 67,47 %; 7,29), ống tuyến giãn nằm xung quanh khối (24,74 % và 95.91%; 77,42 %; 7,7), bờ thuỳ múi nhỏ (38,14 % và 90.06 %; 68,52 %; 5,59), vi vôi hoá trong hoặc ngoài khối (49,48 % và 89,47 %; 72,73%; 8,33).
Kết luận: Các dấu hiệu nghi ngờ ác tính trên siêu âm có giá trị chẩn đoán cao trong chẩn đoán UTV, đặc biệt là 3 dấu hiệu khối có bờ tua gai, khối có bờ không đều với góc cạnh, có bóng cản âm sau khối. Trong đó dấu hiệu khối có bờ tua gai là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán UTV cao nhất, tiếp đến là dấu hiệu khối có bờ không đều với góc cạnh và bóng cản âm sau khối. Dấu hiệu có thành phần giảm âm có Se cao nhưng Sp và PPV thấp, không có ý nghĩa trong chẩn đoán UTV.
Từ khóa
ung thư vú,, các dấu hiệu nghi ngờ ác tính trên siêu âm
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Chương trình mục tiêu phòng chống ung thư vú năm 2013.
3. ACR BI-RADS Atlas Breast Imaging Reporting and Data System, Carl J. D’Orsi, MD, Editor and Chair,
Committee on BI-RADS Edward A. Sickles, MD, Chair, Subcommittee on BI-RADS Mammography Ellen B.
Mendelson, MD, Chair, Subcommittee on BI-RADS UltrasounElizabeth A. Morris, MD, Chair, Subcommittee on
BI-RADS MRI
4. Brayn CP, Smith GE. The Papyrus Ebers, Translated from the German Version. Letchworth, Herts: The Guardian City Press LTD; 1930.
5. Ultrasound positive predictive values by BI-RADS categories 3–5 for solid masses: An independent reader
study A. Thomas Stavros1 & Andrea G. Freitas2 & Giselle G. N. deMello2 & Lora Barke3 & Dennis McDonald4,5 & Terese Kaske3,6 & Ducly Wolverton3,7 & Arnold Honick4,8 & Daniela Stanzani2 & Adriana H. Padovan2 & Ana Paula
C. Moura2 & Marilia C. V. de Campos ACR BI- RADS 2013 5th Edition, William E. Creech, ACR staff member.
6. Priscilla F. Butler, MS, ACR staff member Paul G. Wiegmann, ACR staff member,Mythrey, B. Chatfield, PhD,
ACR staff member, Luther W. Meyer, MS, ACR staff member Pamela A. Wilcox, MBA, ACR staff member.
7. Gomez-Raposo C, Zambrana Tevar F, Sereno Moyano M, Lopez Gomez M, Casado E. Male breast cancer.
Cancer Treat Rev. 2010;36(6):451–457. [PubMed].
8. Nguyễn Chấn Hùng T.V.T. (1999). Chẩn đoán và điều trị ung thư vú tại Trung Tâm Ung Bướu TP Hồ Chí Minh.
Học TP Hồ Chí Minh, 4(3), 297–306.
9. Maffuz-Aziz A., Labastida-Almendaro S. Espejo-Fonseca A. et al. (2017). Clinical and pathological features of
breast cancer in a population of Mexico. Cir Cir Engl Ed, 85(3), 201–207.
10. Đỗ Doãn Thuận (2008). Nghiên cứu giá trị của chụp Xquang và siêu âm trong chẩn đoán ung thư vú. Đại Học
Hà Nội.
11. Đặng Văn Chính (2008). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang, đánh giá kết quả sinh thiết bằng kim dưới
hướng dẫn siêu âm trong chẩn đoán ung thư vú Tis-T1. Học Viện Quân Hà Nội.
12. Trương Thị Hiền (1998). So sánh giá trị ba phương pháp lâm sàng, tế bào học, chụp vú trong chẩn đoán ung
thư vú tại viện bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh. Trường Đại Học Hà Nội.
13. Kim E.-K., Ko K.H., Oh K.K. et al. (2008). Clinical Application of the BI-RADS Final Assessment to Breast
Sonography in Conjunction with Mammography. Am J Roentgenol, 190(5), 1209–1215.
14. Stavros T, Thickman D, Rapp CL, Dennis MA, Parker SH, Sisney GA. Solid breast nodules: use of sonography
to distinguish between benign and malignant lesions.
15. Andrea S. Hong, Eric L. Rosen, Mary S. Soo and Jay A. Baker. BI-RADS for Sonography: Positive and Negative
Predictive Values of Sonographic Features, 2008.