ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU TRONG LOẠI BỎ CÁC TỔN THƯƠNG VÚ LÀNH TÍNH BẰNG SINH THIẾT VÚ CÓ HỖ TRỢ HÚT CHÂN KHÔNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỆN QUANG BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nguyễn Phương Anh1, Lê Nguyệt Minh2, Phạm Minh Thông1, Vũ Đăng Lưu1,
1 Trường đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả bước đầu trong xử lý các tổn thương vú lành tính bằng phương pháp sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không tại trung tâm Điện quang, bệnh viện Bạch Mai
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu can thiệp không đối chứng trên các bệnh nhân nữ có tổn thương vú lành tính được loại bỏ hoàn toàn bằng kim sinh thiết có hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018 tại Trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
- Tổn thương đã được chọc tế bào có kết quả tế bào học không có tế bào ác tính.
- Có chỉ định điều trị, ưu tiên các trường hợp sau:
1. Những tổn thương vú sờ thấy được chắc chắn hoặc không chắc chắn gây lo âu cho bệnh nhân.
2. Không thể kết luận được giữa kết quả lâm sàng và nhũ ảnh, MRI.
3. Tiền sử gia đình về ung thư.
- Có hồ sơ bệnh án đầy đủ
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Kết quả: 32 bệnh nhân nữ được loại bỏ 45 tổn thương vú lành tính (đã được chọc tế bào trước đó). Tuổi trung bình 36,5; hay gặp ở nhóm 20-40 tuổi (60%). Kích thước trung bình của tổn thương trên siêu âm là 12,9mm. Số mảnh cắt trung bình là 13,2 mảnh với thời gian trung bình là 14,5 phút. Sau hút tổn thương có 22,2% chỉ để lại vết sẹo nhỏ, không còn thấy máu tụ. Kết quả giải phẫu bệnh, u xơ tuyến vú hay gặp nhất với tỷ lệ 62,2%, thứ hai là biến đổi xơ nang chiếm 17,8%. Các biến chứng hay gặp sau khi sinh thiết là đau và máu tụ tại chỗ. 78,8% bệnh nhân sau điều trị không phải dùng thuốc giảm đau. Kích thước trung bình máu tụ sau 1 tháng với kim 10G là 5,2mm; với kim 8G là 9,4mm.
Kết luận: Phương pháp sinh thiết vú có sự hỗ trợ hút chân không là phương pháp hiệu quả và an toàn để loại bỏ hoàn toàn tổn thương vú lành tính giá trị thẩm mỹ cao, đồng thời cho kết quả giải phẫu bệnh đáng tin cậy, đặc biệt cho những tổn thương có kích thước nhỏ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Figueroa J.D., Pfeiffer R.M., Brinton L.A. và cộng sự. (2016). Standardized measures of lobular involution and subsequent breast cancer risk among women with benign breast disease: a nested case-control study. Breast Cancer Res Treat, 159(1), 163–172.
2. Kotepui M., Piwkham D., Chupeerach C. và cộng sự. (2014). Epidemiology and histopathology of benign breast diseases and breast cancer in southern Thailand. Eur J Gynaecol Oncol, 35(6), 670–675.
3. Vacuum-Assisted Biopsy (brand names, Mammotome or MIBB) | Biopsy | Imaginis - The Women’s Health & Wellness Resource Network. , accessed: 24/06/2018.
4. Luo H., Chen X., Tu G. và cộng sự. (2011). Therapeutic application of ultrasound-guided 8-gauge Mammotome system in presumed benign breast lesions. Breast J, 17(5), 490 497.
5. Oluwole S.F. và Freeman H.P. (1979). Analysis of benign breast lesions in blacks. Am J Surg, 137(6), 786–789.
6. Park H.-L., Kwak J.-Y., Lee S.-H. và cộng sự. (2005). Excision of Benign Breast Disease by Ultrasound-Guided Vacuum Assisted Biopsy Device (Mammotome). Ann Surg Treat Res, 68(2), 96–101.
7. Fine R.E., Israel P.Z., Walker L.C. và cộng sự. (2001). A prospective study of the removal rate of imaged breast lesions by an 11-gauge vacuum-assisted biopsy probe system. Am J Surg, 182(4), 335–340.
8. Clinical application of mammotome minimally invasive biopsy system for excision of 560 benign breast lumps-- Lingnan Modern Clinics in Surgery 200705. , accessed: 04/06/2018.
9. Li S., Wu J., Chen K. và cộng sự. (2013). Clinical outcomes of 1,578 Chinese patients with breast benign diseases after ultrasound-guided vacuum-assisted excision: recurrence and the risk factors. Am J Surg, 205(1), 39–44.