ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẶT STENT ĐIỀU TRỊ HẸP MẠCH NỘI SỌ TẠI TRUNG TÂM ĐIỆN QUANG BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Bs Lê Hoàng Khỏe1, Bs Vũ Đăng Lưu2, GS Phạm Minh Thông1, Bs Nguyễn Quang Anh3
1 Trường đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm Điện Quang -Bệnh viện Bạch Mai
3 Trung tâm điện quang, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu can thiệp không đối chứng trên các bệnh nhân hẹp mạch nội sọ có hoặc không có triệu chứng và các bệnh nhân nhồi máu não cấp có hẹp mạch nội sọ, có chỉ định điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch đặt stent trong thời gian từ 6/2017 đến 06/2020 tại Trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai.


Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 18 bệnh nhân gồm 14 bệnh nhân nhồi máu não cấp có hẹp mạch nội sọ và 04
bệnh nhân hẹp mạch nội sọ đơn thuần trong đó có 10 nam (55,6%) và 8 nữ (44,4%) với độ tuổi trung bình 66,28 ± 10,87 tuổi.
Tỷ lệ can thiệp đặt stent thành công đoạn hẹp động mạch nội sọ là 94.44%. Biến chứng cấp trong và ngay sau can thiệp gặp ở 2
bệnh nhân (chiếm 11,11%). Các triệu chứng, biến chứng đặc biệt liên quan đến bệnh lý hẹp mạch nội sọ gặp ở 04 bệnh nhân đều thuộc nhóm nhồi máu não cấp có hẹp mạch nội sọ(22,22%). Sau trung bình là 03 tháng theo dõi, 1 bệnh nhân tử vong do thủng lòng mạch gây xuất huyết não (5,56%) và 03 bệnh nhân tử vong do nhồi máu não do tắc stent sau can thiệp(16,67%). Kết quả phục hồi lâm sàng sau đặt stent theo mRs với các mức độ tử vong, phục hồi tốt và phục hồi chậm là 22,22%, 44,45% và 33,33%.
Kết luận: Kết quả đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ thành công ở mức cao, tính
an toàn trong can thiệp và tỷ lệ phục hồi lâm sàng sau can thiệp đều ở mức khá cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tan KS, Wong KS, Venketasubramanian N, (2006),. Setting priorities in Asian stroke research. Neurology Asia. 11: p. 5-11.
2. Lê Đức Hinh, (2010),. Chẩn đoán sớm cơn đột quỵ não. Nội san Hội thần kinh Việt Nam. 6(1): p. 3-7.
3. Bodmer N. Hemorrhagic and Ischemic Stroke: Medical, Imaging, Surgical, and Interventional Approaches, 1st Edition. Acad Radiol. 2013;20(6):792.
4. Mauro MA, Murphy KPJ, Thomson KR, Venbrux AC, Morgan RA. Image-Guided Interventions E-Book: Expert Radiology Series.; 2013.
5. Broderick JP. William M. Feinberg Lecture: Stroke Therapy in the Year 2025: Burden, Breakthroughs, and
Barriers to Progress. Stroke. 2004;35(1):205-211.
6. Holmstedt CA, Turan TN, Chimowitz MI. Atherosclerotic intracranial arterial stenosis: risk factors, diagnosis, and treatment. Lancet Neurol. 2013;12(11):1106-1114.
7. Rodgers A, MacMahon S, Gamble G, Slattery J, Sandercock P, Warlow C. Blood pressure and risk of stroke in patients with cerebrovascular disease. The United Kingdom Transient Ischaemic Attack Collaborative Group. BMJ. 1996;313(7050):147.
8. Derdeyn CP, Fiorella D, Lynn MJ, et al. Intracranial Stenting: SAMMPRIS. Stroke. 2013;44(6, Supplement 1):S41-S44.
9. Zaidat OO, Fitzsimmons B-F, Woodward BK, et al. Effect of a Balloon-Expandable Intracranial Stent vs Medical
Therapy on Risk of Stroke in Patients With Symptomatic Intracranial Stenosis: The VISSIT Randomized Clinical Trial. JAMA. 2015;313(12):1240.
10. Alexander MJ, Zauner A, Chaloupka JC, et al. WEAVE Trial: Final Results in 152 On-Label Patients. Stroke. 2019;50(4):889-894.
11. Nguyen TN, Zaidat OO, Gupta R, et al. Balloon Angioplasty for Intracranial Atherosclerotic Disease: Periprocedural Risks and Short-Term Outcomes in a Multicenter Study. Stroke. 2011;42(1):107-111.
12. Karanam LSP, Sharma M, Alurkar A, Baddam SR, Pamidimukkala V, Polavarapu R. Balloon Angioplasty for Intracranial Atherosclerotic Disease: A Multicenter Study. J Vasc Interv Neurol. 2017;9(4):29-34.
13. Zhang X, Luo G, Jia B, et al. Differences in characteristics and outcomes after endovascular therapy: A singlecenter analysis of patients with vertebrobasilar occlusion due to underlying intracranial atherosclerosis disease and embolism. Interv Neuroradiol. 2019;25(3):254-260.
14. Baek J-H, Kim BM, Heo JH, Kim DJ, Nam HS, Kim YD. Outcomes of Endovascular Treatment for Acute Intracranial Atherosclerosis–Related Large Vessel Occlusion. Stroke. 2018;49(11):2699-2705.
15. Fan Y, Li Y, Zhang T, et al. Endovascular therapy for acute vertebrobasilar occlusion underlying atherosclerosis: A single institution experience. Clin Neurol Neurosurg. 2019;176:78-82.
16. Al Kasab S, Almadidy Z, Spiotta AM, et al. Endovascular treatment for AIS with underlying ICAD. J NeuroInterventional Surg. 2017;9(10):948-951.
17. Gross BA, Desai SM, Walker G, Jankowitz BT, Jadhav A, Jovin TG. Balloon-mounted stents for acute intracranial large vessel occlusion secondary to presumed atherosclerotic disease: evolution in an era of supple intermediate catheters. J NeuroInterventional Surg. 2019;11(10):975-978.
18. Kass-Hout T, Winningham M, Kass-Hout O, et al. Clopidogrel plus Aspirin for Symptomatic Intracranial Atherosclerotic Stenosis: A Pilot Study. Interv Neurol. 2016;5(3-4):157-164.