ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ CỦA SIÊU ÂM ĐÀN HỒI NÉN VÀ SÓNG BIẾN DẠNG

Nguyễn Thị Huyền1, Nguyễn Thu Hương2, Phạm Minh Thông3,
1 Bệnh viện Bạch mai
2 Bệnh viện Vinmec
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá giá trị của siêu âm B-mode và siêu âm elastography trong chẩn đoán ung thư vú.
Phương pháp: Bệnh nhân có tổn thương vú được phân loại BIRADS từ 3 đến 5 trên siêu âm B-mode và siêu âm đàn hồi, được tiến hành làm sinh thiết để có kết quả mô bệnh học tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2019 đến tháng 2/2020.
Kết quả: Giá trị ngưỡng của chỉ số mỡ trên tổn thương là 28,4 với độ nhạy (Se), độ đặc hiệu (Sp) và độ chính xác (Acc)lần lượt là 76,9%; 93,3%; 85,7%. Giá trị ngưỡng của chỉ số Elasto/B-mode là 1 với Se, Sp, Acc lần lượt là 100%, 73,3%; 85,7%. Se, Sp và Acc của phương pháp đàn hồi sóng biến dạng lần lượt là 100%; 97,8%; 97,5% tương ứng với giá trị ngưỡng là 36 kPa. Sp, Se và Acc của thang điểm Tsukuba lần lượt là 84,6%; 88,9%; 86,9%. Siêu âm B-mode kết hợp với chỉ số độ cứng có Se và Sp cao nhất lần lượt là 100%; 91,1%.
Kết luận: Siêu âm đàn hồi mô kết hợp với siêu âm B-mode có thể nâng bậc hoặc hạ bậc BIRADS, do đó chúng có thể tăng độ chính xác trong chẩn đoán ung thư vú, đặc biệt là các tổn thương BIRADS 3 hoặc 4a.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Freddie Bray BSc, MSc, PhD, Jacques Ferlay ME. Global cancer statistics (2018) GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries.
2. Trần Văn Thuấn. “Cụm công trình nghiên cứu Dịch tễ học, ứng dụng các tiến bộ mới trong chẩn đoán, điều trị và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh ung thư vú”
3. Ophir J., Céspedes I., Ponnekanti H. et al. (1991). Elastography: A quantitative method for imaging the elasticity of biological tissues. Ultrason Imaging, 13 (2), pages 111–134.
4. Deniz Çebi Olgun, Bora Korkmazer, Fahrettin Kılıç, (2014). Use of shear wave elastography to differentiate benign and malignant breast lesions.
5. Jung Min Chang, Woo Kyung Moon (2011). Clinical application of shear wave elastography (SWE) in the diagnosis of benign and malignant breast diseases.
6. Trần Ngân Châu V.N.T.Q. (2018). Nghiên cứu giá trị siêu âm đàn hồi ARFI trong chẩn đoán u vú lánh và ác tính. Hội Nghị Điện Quang Và Học Hạt Nhân Lần Thứ 20.
7. Itoh A., Ueno E., Tohno E. et al. (2006). Breast disease: clinical application of US elastography for diagnosis. Radiology, 239 (2), 341–350.
8. Hyo Jin Kim, Sun Mi Kim (2017). Comparison of strain and shear wave elastography for qualitative and quantitative assessment of breast masses in the same population.
9. Richard G. Barr, David Owen Cosgrove. WFUMB Guidelines and Recommendations on the Clinical Use of Ultrasound Elastography: part 2: breast. Ultrasound med boli 2015 p.1148-1160
10. Michael Golatta, Mirjam Schweitzer-Martin. Evaluation of Virtual Touch Tissue Imaging Quantification, a New Shear Wave Velocity Imaging Method, for Breast Lesion Assessment by Ultrasound.
11. Kristina Bojanic, Natasa Kaatavic. Implementation of elastography score angd stran ratio in combination with B-mode ultrasound avoids unnecessary biopsies of breast lesions. April 2017, Pages 804-816.