NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ VỚI THUỐC ĐỐI QUANG TỪ PRIMOVIST TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN

Nguyễn Tiến Sơn1, Phạm Minh Thông2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá giá trị của thuốc đối quang từ Gd-EOB-DTPA (Primovist) trong phát hiện ung thư biểu mô tế bào gan có đối chiếu với kết quả giải phẫu bệnh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện trên 28 bệnh nhân thuộc hai nhóm: Nhóm I gồm 18 bệnh nhân ung thư gan và nhóm II gồm 10 bệnh nhân không phải ung thư gan (7 bệnh nhân có tổn thương tăng sản thể nốt khu trú, 3 bệnh nhân di căn gan). Những bệnh nhân trên được phát hiện tổn thương gan thông qua các phương tiện chẩn đoán hình ảnh và được chụp cộng hưởng từ gan mật với thuốc đối quang từ đặc hiệu mô Gd-EOB-DTPA (Primovist). Sau đó, việc chẩn đoán xác định được dựa trên kết quả mô bệnh học thông qua sinh thiết hoặc phẫu thuật.
Kết quả: Dấu hiệu giảm tín hiệu pha tế bào gan của thuốc đối quang từ Gd-EOB-DTPA có độ nhạy rất cao trong chẩn đoán UTG (94,4%), tuy nhiên, độ đặc hiệu chỉ ở mức 70%. Trong chẩn đoán ung thư gan, dấu hiệu ngấm thuốc mạnh thì ĐMG kèm thải thuốc thì TMC hoặc thì muộn có độ nhạy, giá trị dự báo âm tính và độ chính xác ở mức lần lượt 61,1%; 58,8%; 75%. Khi kết hợp dấu hiệu giảm tín hiệu pha tế bào gan vào tiêu chuẩn trên, các giá trị chẩn đoán tăng lần lượt lên 72,2%; 67,7%; 82,1% trong khi độ đặc hiệu và giá trị dự báo dương tính không đổi.
Kết luận: Giảm tín hiệu PTBG là dấu hiệu tốt để phát hiện UTG hơn là chẩn đoán phân biệt với các tổn thương gan khác. Việc bổ xung đặc điểm hình ảnh PTBG của thuốc đối quang từ Gd-EOB-DTPA (Primovist) vào tiêu chuẩn chẩn đoán làm tăng khả năng phát hiện tổn thương UTG

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Estimated number of new cases in 2018, Viet Nam, both sexes, all ages. https://gco.iarc.fr/today/home. Accessed June 28, 2019.
2. Le VQ, Nguyen VH, Nguyen VH, et al. Epidemiological Characteristics of Advanced Hepatocellular Carcinoma in the Northern Region of Vietnam. Cancer Control. 019;26(1):1-6. doi:10.1177/1073274819862793
3. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, et al. cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: a cancer journal for clinicians. 2018;68(6):394-424. doi:10.3322/caac.21492
4. Nguyen VTT, Law MG, Dore GJ. An enormous hepatitis B virus-related liver disease burden projected in Vietnam by 2025. Liver International. 2008;28(4):525-531. doi:10.1111/j.1478-3231.2007.01646.x
5. Huy LM, Hà HTN, Oanh NT. Tương quan giữa AFP huyết thanh và các yếu tố tiên lượng khác trong carcinoma tế bào gan. 2010:36-42.
6. El-Serag HB. Epidemiology of viral hepatitis and hepatocellular carcinoma. Gastroenterology. 2012;142(6):1264-1273.e1. doi:10.1053/j.gastro.2011.12.061
7. International Consensus Group for Hepatocellular NeoplasiaThe International Consensus Group for Hepatocellular Neoplasia. Pathologic diagnosis of early hepatocellular carcinoma: a report of the international consensus group for hepatocellular neoplasia. Hepatology. 2009;49(2):658-664. doi:10.1002/hep.22709
8. Kutami R, Nakashima Y, Nakashima O, Shiota K, Kojiro M. Pathomorphologic study on the mechanism of fatty change in small hepatocellular carcinoma of humans. Journal of Hepatology. 2000;33(2):282-289. doi:10.1016/S0168-8278(00)80369-4
9. Mri CT, Core L. American College of Radiology: Core LI-RADS CT/MRI Diagnostic Table.
10. Ng MMT, Fan ST, Glas FRCS. Tumor Encapsulation in Hepatocellular Carcinoma A Pathologic Study of 189 Cases. 1991:45-49.
11. Cho ES, Choi JY. MRI features of hepatocellular carcinoma related to biologic behavior. Korean Journal of Radiology. 2015;16(3):449-464. doi:10.3348/kjr.2015.16.3.449
12. Huy HQ. Nghiên cứu vai trò cộng hưởng từ trong chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp nút mạch hóa dầu. Luận án tiến sĩ - Đại học Y Hà Nội. 2008:1-50.
13. Piana G, Trinquart L, Meskine N, et al. New MR imaging criteria with a diffusion-weighted sequence for the diagnosis of hepatocellular carcinoma in chronic liver diseases. Journal of Hepatology. 2011;55(1):126-132. doi:10.1016/j.jhep.2010.10.023
14. Kim YK, Kim CS, Han YM, et al. Detection of liver malignancy with gadoxetic acid-enhanced MRI: Is addition of diffusion-weighted MRI beneficial? Clinical Radiology. 2011;66(6):489-496. doi:10.1016/j.crad.2010.09.007
15. Choi SH, Byun JH, Lim YS, et al. Diagnostic criteria for hepatocellular carcinoma ≤3 cm with hepatocyte-specific contrast-enhanced magnetic resonance imaging. Journal of Hepatology. 2016;64(5):1099-1107. doi:10.1016/j.jhep.2016.01.018
16. Golfieri R, Grazioli L, Orlando E, et al. Which is the best MRI marker of malignancy for atypical cirrhotic nodules: Hypointensity in hepatobiliary phase alone or combined with other features? Classification after Gd-EOB-DTPA administration. Journal of Magnetic Resonance Imaging. 2012;36(3):648-657. doi:10.1002/jmri.23685
17. Phongkitkarun S, Limsamutpetch K, Tannaphai P, Jatchavala J. Added value of hepatobiliary phase gadoxetic acid-enhanced MRI for diagnosing hepatocellular carcinoma in high-risk patients. World Journal of Gastroenterology. 2013;19(45):8357-8365. doi:10.3748/wjg.v19.i45.8357
18. Kudo M, Matsui O, Izumi N, et al. JSH consensus-based clinical practice guidelines for the management of hepatocellular carcinoma: 2014 Update by the liver cancer study group of Japan. Liver Cancer. 2014;3(3-4):458-468. doi:10.1159/000343875
19. Marrero JA, Kulik LM, Sirlin CB, et al. Diagnosis , Staging , and Management of Hepatocellular Carcinoma : 2018 Practice Guidance by the American Association for the Study of Liver Diseases. 2018;68(2):723-750. doi:10.1002/hep.29913
20. Galle PR, Forner A, Llovet JM, et al. Clinical Practice Guidelines OF HEPATOLOGY EASL Clinical Practice Guidelines : Management of hepatocellular carcinoma q. Journal of Hepatology. 2018;69(1):182-236. doi:10.1016/j.jhep.2018.03.019