VAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ CHỨC NĂNG TRONG ĐÁNH GIÁ VÙNG VẬN ĐỘNG BÀN TAY Ở BỆNH NHÂN U NÃO

Hà Thị Bích Trâm1, Lê Văn Phước2, Trần Minh Hoàng
1 BV Đại học Y Dược, TP.HCM
2 Hội Chẩn đoán Hình ảnh Tp. HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Định vị vùng vỏ não chức năng trên cộng hưởng từ chức năng (fMRI), đặc biệt là vùng vận động bàn tay, có vai trò quan trọng trong phẫu thuật lấy u não.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình ảnh vùng vận động bàn tay trên cộng hưởng từ thường qui (sMRI) và cộng hưởng từ chức năng ở bệnh nhân u não. Đánh giá mối liên quan giữa khoảng cách từ tổn thương đến vùng vận động bàn tay (LMD) trên fMRI và tình trạng yếu liệt trước phẫu thuật.
Đối tượng và phương pháp: Hình ảnh cộng hưởng từ chức năng và cộng hưởng từ thường qui của 20 bệnh nhân u não quanh rãnh trung tâm được thu nhận, tất cả bệnh nhân đều được phẫu thuật lấy u. Các mốc giải phẫu liên quan vùng vận động bàn tay được ghi nhận trên cộng hưởng từ thường qui. Đo khoảng cách giữa vùng vận động bàn tay trên fMRI và vùng vận động bàn tay trên cộng hưởng từ thường qui. So sánh tỷ lệ yếu liệt của các nhóm bệnh nhân có LMD khác nhau.
Kết quả: Tỷ lệ xác định rõ ràng các mốc giải phẫu liên quan vùng vận động bàn tay trên bán cầu có u thấp hơn so với bán cầu không u. Khoảng cách từ vùng vận động bàn tay trên fMRI đến vùng vận động bàn tay trên cộng hưởng từ thường qui trung bình là 17,01 ± 3,63 mm, có 6 trường hợp khoảng cách này lớn hơn 20 mm. Tỷ lệ yếu liệt chi của nhóm LMD nhỏ hơn 1 cm, LMD từ 1 đến 2 cm và LMD lớn hơn 2 cm lần lượt là 75%, 50% và 0%.
Kết luận: Không nên dùng cộng hưởng từ thường qui để xác định vùng vận động bàn tay trên bệnh nhân u não.LMD trên fMRI có mối liên quan với tình trạng yếu liệt chi trước phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lehéricy Stéphane, Duffau Hugues, Cornu Philippe, et al. (2000). Correspondence between functional magnetic resonance imaging somatotopy and individual brain anatomy of the central region: comparison with intraoperative stimulation in patients with brain tumors. Journal of neurosurgery, 92(4):589-598.
2. Wengenroth Martina, Blatow M, Guenther J, et al. (2011). Diagnostic benefits of presurgical fMRI in patients with brain tumours in the primary sensorimotor cortex. European radiology, 21(7):1517-1525.
3. Caulo Massimo, Briganti C, Mattei PA, et al. (2007). New morphologic variants of the hand motor cortex as seen with MR imaging in a large study population. American Journal of Neuroradiology, 28 (8):1480-1485.
4. Hou B. L., Bhatia S., Carpenter J. S. (2016). Quantitative comparisons on hand motor functional areas determined by resting state and task BOLD fMRI and anatomical MRI for pre-surgical planning of patients with brain tumors. Neuroimage Clin, 11:378-387.
5. Jingshan Liang, Shengyu Fang, Xing Fan, et al. (2019). Morphometry of the Hand Knob Region and Motor Function Change in Eloquent Area Glioma Patients. Clinical neuroradiology, 29 (2):243-251.
6. Bailey P. D., Zaca D., Basha M. M., et al. (2015). Presurgical fMRI and DTI for the Prediction of Perioperative Motor and Language Deficits in Primary or Metastatic Brain Lesions. J Neuroimaging, 25(5):776-84.
7. Phạm Trường Thọ (2018). Điều trị u sao bào vùng vỏ não vận động có sử dụng cộng hưởng từ chức năng trước mổ và hệ thống định vị không khung trong mổ. Luận văn bác sĩ nội trú. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh