GIÁ TRỊ CỦA CLVT HAI MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG TIÊN LƯỢNG NGUY CƠ CHẢY MÁU NÃO SAU LẤY HUYẾT KHỐI CƠ HỌC

Bs Vũ Thị Thanh1, GS Phạm Minh Thông1, Bs Vũ Đăng Lưu1, Bs Trần Anh Tuấn1, Bs Lê Hoàng Kiên1, Bs Nguyễn Quang Anh1, BS Nguyễn Tất Thiện1, Bs Nguyễn Hữu An1
1 Trung tâm Điện Quang, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Mô tả đặc điểm hình ảnh CLVT hai mức năng lượng (DECT) sọ não của bệnh nhân sau lấy huyết khối cơ học
điều trị nhồi máu não cấp. Đánh giá giá trị của DECT trong việc tiên lượng chảy máu chuyển dạng sau lấy huyết khối.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hồi cứu. Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng
7/2019 đến hết tháng 9/2020 trên 30 bệnh nhân chụp DECT sọ não ngay sau lấy huyết khối cơ học điều trị đột quỵ do tắc mạch
lớn tại trung tâm Điện Quang, Bệnh Viện Bạch Mai. Nồng độ I ốt tối đa thoát quản được thu thập. Bệnh nhân được chụp CT
hoặc CHT trong vòng 24h để đánh giá tình trạng chảy máu. Mối liên quan giữa các thông số trên DECT với biến chứng chảy
máu được đánh giá bằng các test thống kê: Fisher exact test, Mann-Whitney U test. Đường cong ROC được lập ra để đánh giá
các biến liên tục.
Kết quả: Trong tổng số 30 bệnh nhân chụp sau can thiệp có 19 (63.3%) ca có chuyển dạng chảy máu ở cấp độ từ HI1 đến
PH2, 11 ca không chảy máu (36.7%). 26/30 ca có tăng tỷ trọng tự nhiên trên ảnh 120kV. 19/19 (100%) ca chảy máu có tăng tỷ
trọng tự nhiên, 7 trong số 11 (63.6%) ca không chảy máu có tăng tỷ trọng tự nhiên (P = 0.0012). 5/19 chảy máu có triệu chứng
(45.4%), 0/11 ca không chảy máu có triệu chứng. Tỷ trọng trung bình thuốc cản quang thoát quản của nhóm có chảy máu là
108.8HU còn nhóm không chảy máu là 33.6HU (p=0.001). Nồng độ i ốt tối đa của nhóm chảy máu là 2.9mg/ml, của nhóm
không chảy máu là 0.59mg/ml (p=0.003). Nồng độ i ốt tối đa có diện tích dưới đường cong ROC là 0.9, nồng độ i ốt tối đa trên
1.1mg/ml có thể dự đoán bệnh nhân chuyển dạng chảy máu với độ nhạy 94.7% và độ đặc hiệu 81.8%.
Kết luận: CLVT hai mức năng lượng sau lấy huyết khối cơ học giúp phân biệt chảy máu và thoát thuốc cản quang, định
lượng được nồng độ I ốt tối đa (MIC) từ đó tiên lượng được nguy cơ chảy máu chuyển dạng sau lấy huyết khối cơ học.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Toni D, Mangiafico S, Agostoni E, et al. Intravenous Thrombolysis and Intra-Arterial Interventions in Acute Ischemic Stroke: Italian Stroke Organisation (ISO)-Spread Guidelines. International Journal of Stroke. 2015;10(7):1119-1129.
2. Powers WJ, Rabinstein AA, Ackerson T, et al. Guidelines for the Early Management of Patients With Acute Ischemic Stroke: 2019 Update to the 2018 Guidelines for the Early Management of Acute Ischemic Stroke: A Guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke; a journal of cerebral circulation. 2019;50(12):e344-e418.
3. Khatri P, Wechsler LR, Broderick JP. Intracranial hemorrhage associated with revascularization therapies. Stroke; a journal of cerebral circulation. 2007;38(2):431-440.
4. Hu R, Padole A, Gupta R. Dual-energy computed tomographic applications for differentiation of intracranial hemorrhage, calcium, and iodine. Neuroimaging Clinics. 2017;27(3):401-409.
5. Van Hedent S, Hokamp NG, Laukamp K, et al. Differentiation of hemorrhage from iodine using spectral detector CT: a phantom study. American Journal of Neuroradiology. 2018;39(12):2205-2210.
6. Bonatti M, Lombardo F, Zamboni GA, et al. Iodine Extravasation Quantification on Dual-Energy CT of the Brain Performed after Mechanical Thrombectomy for Acute Ischemic Stroke Can Predict Hemorrhagic Complications. American Journal of Neuroradiology. 2018;39(3):441-447.
7. Byrne D, Walsh JP, Schmiedeskamp H, et al. Prediction of Hemorrhage after Successful Recanalization in Patients with Acute Ischemic Stroke: Improved Risk Stratification Using Dual-Energy CT Parenchymal Iodine Concentration Ratio Relative to the Superior Sagittal Sinus. AJNR American journal of neuroradiology. 2020;41(1):64-70.