MÔ TẢ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHÂN NÓNG TUYẾN GIÁP BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐT SÓNG CAO TẦN

My Lê Thị 1,, Thông Phạm Minh 2, Lưu Vũ Đăng2
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
2 Trung tâm Điện quang Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: một số bệnh nhân có nhân nóng tuyến giáp không phù hợp với phương pháp điều trị bằng phẫu thuật hoặc liệu pháp phóng xạ. Vì vậy phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu như phá huỷ bằng cồn tuyệt đối hoặc đốt sóng cao tần là cần thiết.
Phương pháp: nghiên cứu này có 17 bệnh nhân (7 BN có nhiễm độc giáp và 10 BN tiền nhiễm độc giáp), tỷ lệ nam: nữ = 1:7.5; tuổi trung bình 46.47 ± 13 (28-66) . Tất cả bệnh nhân đều có hình ảnh nhân nóng trên xạ hình tuyến giáp bằng 99mTc. RFA được tiến hành và sử dụng kim 18G với hệ thống làm mát trong kim. Các chỉ số về thể tích nhân tuyến giáp, chức năng tuyến giáp, xạ hình, điểm triệu chứng, xếp loại điểm thẩm mỹ và biến chứng được đánh giá trước điều trị và theo dõi sau điều trị ở thời điểm sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 2 năm.
Kết quả: thể tích trung bình của nhân tuyến giáp 13.07 ± 8.44 (2.2 – 35.5 ml). Mức độ giảm thể tích trung bình sau điều trị 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 2 năm lần lượt là 42.77 % , 63.13% , 78.3 % và 95.65%. Các chỉ số xét nghiệm hormone T3, FT4, TSH ở thời điểm ban đầu trước điều trị 2.59 ± 1.19 nmol/L, 16.3 ± 5.78 pmol/L, and 0.101 ± 0.178 mU/mL và có sự cải thiện đáng kể sau điều trị RFA 1 tháng (T3: 2.18 ± 0.753 nmol/L, p = 0.001; FT4: 14.78 ± 2.86 pmol/L, p = 0.001; TSH: 1.464 ± 0.844 mU/mL, p = 0.001), sau 06 tháng (T3: 2.07 ± 0.614 nmol/L, p = 0.012; FT4: 15.12± 2.0 pmol/L, p = 0.001; TSH: 1.269 ± 0.398 mU/mL, (p <0.001), ổn định sau 24 tháng ( T3: 2.05 ± 0.523 nmol/L, p = 0.016; FT4: 16.43 ± 1.39 pmol/L, p = 0.001; TSH: 1.69 ± 0.654 mU/mL, (p <0.001). Xạ hình tuyến giáp sau điều trị 3 tháng, cả 17 bệnh nhân tiến triển từ nhân nóng thành nhân lạnh tuyến giáp. Sau 02 năm điều trị, điểm triệu chứng giảm từ 3.47 ± 1.9 xuống 0.06 ± 0.25 (p = 0.001) và điểm thẩm mỹ giảm từ 3.59 ± 1.1 tới 1.19 ± 0.403 (p <0.001). Không gặp biến chứng nặng nào.
Kết luận: RFA cho thấy tính hiệu quả và an toàn trong điều trị cho nhân nóng tuyến giáp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gharib, H., E. Papini, J.R. Garber, D.S. Duick, R.M. Harrell, et al., American association of clinical endocrinologists, american college of endocrinology and associazione medici endocrinology medical guidelines for clinical practice for the diagnosis and management of thyroid nodule – 2016 update. Endocrine Practice, 2016. 22 (Supplement 1): p. 1-60.
2. Tamhane, S. and H. Gharib, Thyroid nodule update on diagnosis and {Tamhane, 2016 #31}management. Clinical Diabetes and Endocrinology, 2016. 2: p. 17.
3. Corvilain, B., The natural history of thyroid autonomy and hot nodules. Ann Endocrinol (Paris), 2003. 64 (1): p. 17-22.
4. Baek, J.H., A Guidebook on radiofrequency ablation for thyroid and neck tumors. 2017.
5. Kim, J.-H., J.H. Baek, H.K. Lim, H.S. Ahn, S.M. Baek, et al., 2017 Thyroid Radiofrequency Ablation Guideline: Korean Society of Thyroid Radiology. Korean journal of radiology, 2018. 19 (4): p. 632-655.
6. Sung, J.Y., J.H. Baek, S.L. Jung, J.H. Kim, K.S. Kim, et al., Radiofrequency ablation for autonomously functioning thyroid nodules: a multicenter study. Thyroid, 2015. 25 (1): p. 112-7.
7. Solovov, V., Radiofrequency ablation of the autonomously functioning benign thyroid nodules: 5-years follow-up. 2018.
8. Spiezia, S., G. Vitale, C. Di Somma, A. Pio Assanti, A. Ciccarelli, et al., Ultrasound-guided laser thermal ablation in the treatment of autonomous hyperfunctioning thyroid nodules and compressive nontoxic nodular goiter. Thyroid, 2003. 13 (10): p. 941-7.
9. Baek, J.H., W.J. Moon, Y.S. Kim, J.H. Lee, and D. Lee, Radiofrequency ablation for the treatment of autonomously functioning thyroid nodules. World J Surg, 2009. 33(9): p. 1971-7.
10. Jung, S.L., J.H. Baek, J.H. Lee, Y.K. Shong, J.Y. Sung, et al., Efficacy and Safety of Radiofrequency Ablation for Benign Thyroid Nodules: A Prospective Multicenter Study. Korean journal of radiology, 2018. 19 (1): p. 167-174.
11. Cesareo, R., A. Palermo, D. Benvenuto, E. Cella, V. Pasqualini, et al., Efficacy of radiofrequency ablation in autonomous functioning thyroid nodules. A systematic review and meta-analysis. Rev Endocr Metab Disord, 2019. 20 (1): p. 37-44.
12. Bernardi, S., F. Stacul, A. Michelli, F. Giudici, G. Zuolo, et al., 12-month efficacy of a single radiofrequency ablation on autonomously functioning thyroid nodules. Endocrine, 2017. 57 (3): p. 402-408.
13. Ronga, G., M. Filesi, R. D’Apollo, M. Toteda, A.D. Di Nicola, et al., Autonomous Functioning Thyroid Nodules and 131I in Diagnosis and Therapy After 50 Years of Experience: What is Still Open to Debate? Clinical Nuclear Medicine, 2013. 38 (5): p. 349-353.
14. Park, H.S., J.H. Baek, A.W. Park, S.R. Chung, Y.J. Choi, et al., Thyroid Radiofrequency Ablation: Updates on Innovative Devices and Techniques. Korean Journal of Radiology, 2017. 18 (4): p. 615-623.