NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KĨ THUẬT SINH THIẾT LÕI QUA THÀNH NGỰC DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả, yếu tố thuận lợi và không thuận lợi của kĩ thuật sinh thiết lõi qua thành ngực tổn
thương khối phổi dưới hướng dẫn siêu âm.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Chọn tất cả bệnh nhân (BN) có hình ảnh khối bất thường ở phổi sát thành ngực trên hình ảnh CLVT và thấy được trên SA được sinh thiết lõi qua thành ngực dưới hướng dẫn của siêu âm. Từ tháng 1/2010 đến tháng 8/2011 tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Kết quả: 77 BN được sinh thiết lần 1 có tỉ lệ mẫu bệnh phẩm thành công là 89,6%. 5 trường hợp được sinh thiết lần 2 có 4 mẫu bệnh phẩm thành công. Tỉ lệ mẫu bệnh phẩm thành công chung 2 lần là 94,8%. Trong đó chẩn đoán xác định được ung thư phổi 89,6% trường hợp và tổn thương lành tính 5,2% trường hợp. Các yếu tố thuận lợi làm tăng khả năng thành công của kĩ thuật sinh thiết là sinh thiết trên 2 mẫu, tư thế sinh thiết nằm ngửa hoặc bên, khoảng cách bề mặt da đến tổn thương dưới 3cm, chu vi của tổn thương tiếp xúc với màng phổi trên 2cm, chiều sâu của tổn thương trên 2cm. Tỉ lệ tai biến chung là 14,6%, trong đó tràn khí màng phổi chiếm tỉ lệ cao nhất 6,1%, không có trường hợp nào cần dẫn lưu màng phổi. Tỉ lệ chảy máu nhu mô chiếm 4,9%. Các yếu tố không thuận lợi ảnh hưởng đến tỉ lệ tai biến của thủ thuật là sinh thiết trên 2 mẫu, chiều sâu tổn thương trên 3 cm, FEV1/FVC < 0,7, cỡ kim 17, thời gian sinh thiết trên 25 phút.
Kết luận: sinh thiết qua thành ngực là thủ thuật cho kết quả thành công cao, thực hiện an toàn, ít tốn kém, thực hiện tương đối dể dàng, thời gian thực hiện nhanh và có giá trị thực tế.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sinh thiết lõi xuyên thành ngực, u phổi, siêu âm
Tài liệu tham khảo
1. Ngô Quý Châu (1992), Góp phần nghiên cứu giá trị chẩn đoán ung thư phổi của sinh thiết phổi hút kim nhỏ qua thành ngực, Luận án phó Tiến sĩ Khoa học Y Dược, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Lê Hoàn, Ngô Quý Châu (2005), “Nhận xét giá trị sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán đám mờ ở phổi tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai từ 1/1/2005 đến 31/7/2005”, Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường Đại học Y Dược Việt Nam lần thứ XIII, tr. 282-285.
3. Đồng Đức Hưng, Nguyễn Hoài Nam (2009), “Vai trò sinh thiết xuyên thành ngực trong chẩn đoán các khối u trong lồng ngực”, Y học thực hành Thành phố Hồ Chí Minh, 13(1), tr. 104-112.
4. Trần Mạnh Hùng (2011), “Kết quả bước đầu sinh thiết xuyên thành ngực trong chẩn đoán đám mờ ở phổi dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính tại Bệnh viện Hữu Nghị”, Y học thực hành, 762 (4), tr. 56-57.
5. Hoàng Thị Lan Hương (2009), Nghiên cứu giá trị chẩn đoán ung thư phế quản-phổi nguyên phát bằng nội soi phế quản ống mềm và sinh thiết phổi qua ngực, Luận án Chuyên Khoa cấp II, Đại học Y Dược Huế, Đại học Huế.
6. Đặng Thị Kiều Trinh, Trần Văn Ngọc (2010), “Đánh giá kết quả của chọc hút so với sinh thiết xuyên thành ngực trong chẩn đoán u phổi và trung thất”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(2), tr. 355-360.
7. Geraghty P.R., Kee S.T., et al (2003), “CTguided transthoracic needle aspiration biopsy of pulmonary nodules: needle size and pneumothorax
rate”, Radiology, 229(2), pp. 475–481.
8. Hayashi N., Sakai T., et al (1998), “CT-guided biopsy of pulmonary nodules less than 3 cm: usefulness of the spring-operated core biopsy needle and frozensection Pathologic diagnosis”, AJR, 170(2), pp. 329-331.
9. Klein J.S., Salomon G., Stewart E.A. (1996), “Transthoracic needle biopsy with a coaxially placed 20-gauge automated cutting needle: Results in 122 patients”, Radiology, 198(3), pp. 715-720.
10. Klein J.S., Zarka M.A. (2000), “Transthoracic needle biopsy”, Radiologic clinics of North America, 38, pp. 235-265