NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN VIÊM RUỘT THỪA CẤP

Doãn Văn Ngọc1, Đào Danh Vĩnh2, Lê Văn Khảng2,
1 Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh thuộc khoa Y Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Viêm ruột thừa cấp (VRTC) là cấp cứu hay gặp nhất trong bệnh lý ngoại khoa bụng. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) được chỉ định trong những trường hợp VRTC không điển hình, khó chẩn đoán đã làm giảm thời gian theo dõi lâm sàng (LS), giảm cả việc cắt ruột thừa (RT) âm tính cũng như tỉ lệ vỡ.
Mục tiêu: mô tả đặc điểm hình ảnh và đánh giá giá trị của chụp CLVT trong chẩn đoán VRTC. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 92 đối tượng được chẩn đoán LS trước mổ là VRTC, được chụp CLVT trước khi có chẩn đoán trước mổ, có kết quả giải phẫu bệnh (GPB), được mổ tại Khoa Ngoại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 7 năm 2010. Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang, so sánh kết quả chụp CLVT với phẫu thuật và GPB.
Kết quả: đường kính trung bình của RT viêm 10,32 ± 0,49 mm (nhỏ nhất 5 mm, lớn nhất 30 mm). Đường kính RT viêm có kích thước trên 6 mm (83,5%), thành dày > 2 mm (85,7%). Thâm nhiễm mỡ quanh RT (84,6%). Tụ dịch quanh RT (50,5%). Tăng đậm độ so với manh tràng trước tiêm (29,7%). Ngấm thuốc cản quang sau tiêm (89,0%). Dày thành manh tràng khu trú quanh gốc RT (26,4%), sỏi phân RT (38,5%), hạch mạc treo (12,9%). Tỉ lệ VRTC được CLVT xác định có biến chứng vỡ là 29,7%.
Kết luận: CLVT có giá trị cao trong chẩn đoán vị trí, kích thước, chẩn đoán xác định và chẩn đoán biến chứng VRTC. Trong chẩn đoán xác định VRTC CLVT có giá trị cao hơn SA.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Hiếu Học và cs. (2009), “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm ruột thừa cấp tại khoa ngoại Bệnh viện Bạch Mai năm 2007”, Tạp chí Y học thực hành, (tập 662, số 5), tr 47-49.
2. Balthazar E J và cs. (1991), “Appendicitis: Prospective Evaluation with High-Resolution CT’” Radiology, 180: 21-24.
3. Bernard A B (2000), “Appendicitis at the Millennium”, Radiology, 215: 337-348.
4. Caroline K và cs. (2004), “Acute Appendicitis: Comparison of Low-Dose and Standard-Dose Unenhanced Multi–Detector Row CT”, Radiology, 232: 164-172.
5. Masahiro T và cs. (2008), “Perforated and Nonperforated Appendicitis:Defect in Enhancing Appendiceal Wall-Depiction with Multi-Detector Row CT”, Radiology, 246:142-147.
6. Mindy M H (2003), “Differentiation of Perforated from Nonperforated Appendicitis at CT”, Radiology 227:46-51.
7. Rao P M và cs. (Feb 1997), “Appendicitis: use of arrowhead sign for diagnosis at CT”, Radiology, 202:363-366.
8. Richard M và cs. (1994), “Acute appendicitis: A practical approach”, The Radiologist, No 1, p 187.
9. Sarah D B và cs. (2006), “Perforated versus Nonperforated Acute Appendicitis: Accuracy of Multidetector CT Detection”, Radiology, 241:780-786.