SO SÁNH GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ KHUẾCH TÁN VÀ CHỌC HÚT KIM NHỎ TRONG CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH UNG THƯ TUYẾN GIÁP

Bs Lê Tuấn Linh1, Bs Bùi Văn Lệnh1, Bs Nguyễn văn Hiếu2, Bs Nguyễn Duy Huề2
1 Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Trường Đại học Y Hà Nội.
2 Bộ môn Ung thư, Trường Đại học Y Hà Nội.

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu tiến cứu trên 21 bệnh nhân (29 nhân tuyến giáp: 8 nhân ác tính, 21 nhân lành tính), được chụp cộng hưởng từ khuếch tán với các giá trị b200, 300, 400, 500, 600, 700, 800 và đo giá trị ADC, 21 nhân có chọc hút tế bào, được đối chiếu với giải phẫu bệnh sau mổ.
Kết quả: cộng hưởng từ khuếch tán có giá trị cao trong chẩn đoán xác định ung thư tuyến giáp, có thể lấy chuỗi xung hệ số khuếch tán b200 làm đại diện, khi đó giá trị ADC trung bình của nhóm nhân ác tính và lành tính lần lượt là: 1.45±0,30x10-3mm2/s và 2.26±0,33x10-3mm2/s, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001, giá trị cut-off của ADC là 1,98x10-3mm2/s, giá trị độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính, giá trị dự báo âm tính, độ chính xác lần lượt là 100%; 81%; 66,7%; 100%; 86,2%. Cộng hưởng từ khuếch tán có giá trị cao hơn chọc hút tế bào trước mổ để chẩn đoán xác định ung thư tuyến giáp, vì vậy với những bệnh viện không có điều kiện làm sinh thiết tức thì trong mổ thì cộng hưởng từ khuếch tán là phương pháp hữu hiệu cần được chỉ định.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Hiếu (2010). Điều trị phẫu thuật bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học; 152-164.
2. Tạ Văn Bình (1998). Vấn đề chẩn đoán các bướu nhân giáp trạng. Y học thực hành số 11; 13-16.
3. Nguyễn Văn Thành (2000). Đặc điểm giải phẫu bệnh – lâm sàng của ung thư tuyến giáp nguyên phát. Y học Thành phố HCM. Số đặc biệt chuyên đề ung bướu học. Tập 4; số 4; 114-121.
4. Abdel Razek AAK, Sadek AG (2008). Role of ADC values in differentiation between malignant and benign solitary thyroid nodules. Am J Neuroradiol 29(3):563–568.
5. Srinivasan A,Dvorak R (2008). Differentiation of benign and malignant pathology in the head and neck using 3T ADC values: early experience. AJNR Am J Neuroradiol;29:40–44.
6. Bozgeyik Z, Coskun S (2009). Diffusionweighted MR imaging of thyroid nodules. Neuroradiology 51(3):193–198.
7. Nakahira M, Saito N (2012). Quantitative diffusion weighted magnetic resonance imaging as apowerful adjunct to fine needle aspiration cytology for assessment of cold thyroid nodules. Am J Otolaryngol;33(4):408-16.
8. Mutlu H, Sivrioglu AK (2012). Role of apparent diffusion coefficient values and diffusion-weigthed magnetic resonance imaging in differentiation between benign and malignant thyroid nodules. Clin Imaging; 36(1):1-7.
9. Davoudi MM , Yeh KA (1997). Utility of fine-needle aspiration cytology and frozen-section examination in the operative management of thyroid
nodules. Am Surg; 63(12):1084-9.
10. Hung-Yu Chang, Jen-Der Lin (1997). Correlation of fine needle aspiration cytology and frozen section biopsies in the diagnosis of thyroid nodules. J Clin Pathol;50:1005-1009.
11. Boutin P , Bozorg Grayeli A (2003). Results of fine needle aspiration biopsy, frozen section diagnosis and definite histological results in thyroid pathology. Report of 163 cases. Rev Laryngol Otol Rhinol; 124(1):59-63.
12. Scott N. Pinchot (2009). Accuracy of fineneedle aspiration biopsy for predicting neoplasm or carcinoma in thyroid nodules 4 cm or larger. Arch
Surg;144(7):649-655.