BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG CỘNG HƯỞNG TỪ TIM TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH

Lê Thị Thùy Liên1, Nguyễn Khôi Việt1, Nguyễn Ngọc Tráng1, Phạm Minh Thông1,
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục đích: Mô tả tổn thương bệnh tim thiếu máu cục bộ trên cộng hưởng từ và đánh giá giá trị của MRI so với chụp động mạch vành cản quang.
Phương pháp: 35 bệnh nhân (61.54±11.23 tuổi, 27 nam) nghi ngờ BTTMCBMT được chụp MRI tim bằng máy MRI 1.5 Tesla Avanto, Siemens đánh giá tim về hình thái, chức năng, thời gian chụp. Tưới máu gắng sức với Adenosin 6mg/2ml, truyền 140 mcg/kg/phút và thuốc cản từ Gadonilium, chụp thì STRESS, REST và ngấm thuốc muộn từ đó đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu so với chụp động mạch vành cản quang bằng máy Toshiba (hẹp có ý nghĩa > 50%).
Kết quả: Thời gian chụp trung bình/ BN là: 41.37± 11.04 phút, EF trung bình: 48.95± 18.55, giảm vận độngthành tim 57.1%, vô động 17.1%. Có 21 BN chụp DSA động mạch vành, trong đó 15/21(71.4%) hẹp >50%. Độ nhạy PER/LG/PER+LG lần lượt là: 100%, 82,4%, 100%, độ đặc hiệu: 80%, 80%, 80%. Giá trị dự đoán dương tính: 94,4%, 93,3%, 94,4%, giá trị dự đoán âm tính: 100%, 57.1%, 100%. Như vậy, độ nhạy và giá trị dự đoán khi kết hợp 2 chuỗi xung PER và LG cao hơn nếu chỉ chẩn đoán với từng chuỗi xung đơn độc. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0.01) giữa tình trạng khiếm khuyết tưới máu, các mức độ bắt thuốc cơ tim thì muộn với các mức độ hẹp mạch vành tương ứng từng nhánh mạch vành LAD, RCA, LCx.
Kết luận: CMR mang đến một phương pháp mới chẩn đoán chính xác có độ nhạy và giá trị chẩn đoán dương tính cao bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính với sự kết hợp hai chuỗi xung tưới máu và sống còn cơ tim.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam về xử trí bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (Đau thắt ngực ổn định) (2006), tr 329-348.
2. Nguyễn Đại Hùng Linh (2009), Đánh giá sống còn và tưới máu cơ tim trong bệnh tim thiếu máu cục bộ, Luận văn Thạc sĩ Y học, trường ĐH Y dược TP HCM.
3. Nguyễn Thị Thu Hoài (2002), Nghiên cứu đối chiếu phương pháp siêu âm tim stress bằng Dobutamin với chụp động mạch vành trong chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Christoph Klein, Rolf Gebker, Thomas Kokocinski, Stephan Dreysse1, Bernhard Schnackenburg, Eckart Fleck and Eike Nagel (2008), “Combined magnetic resonance coronary artery imaging, myocardial perfusion and late gadolinium enhancement in patients with suspected coronary artery disease”, Journal of Cardiovascular Magnetic Resonance; 2008, 10:45.
5. Klein C, Nekolla SG, Bengel FM, et al (2002), “Assessment of myocardial viability with contrast-enhanced magnetic resonance imaging: comparison with positron emission tomography”, Circulation; 2002;105:162–7.
6. D Karamitsos, Ntobeko AB Ntusi (2010), “Jane Feasibility and safety of high-dose adenosine perfusion cardiovascular magnetic resonance”, J Cardiovasc Magn Reso;2010; 12(1): 66.