NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY TRONG CHẨN ĐOÁN XỐP XƠ TAI

Vũ Thị Hậu1, Lê Văn Khảng1, Phạm Minh Thông1,
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục đích: Mô tả đặc điểm hình ảnh xốp xơ tai trên phim chụp cắt lớp vi tính (CLVT) và đánh giá giá trị của phương pháp này trong chẩn đoán bệnh.
Phương pháp: Từ tháng 11/2013 đến tháng 8/2014 có 45 bệnh nhân (31 nữ, 14 nam) được chẩn đoán lâm sàng là xốp xơ tai hoặc nghe kém chưa rõ nguyên nhân, được chụp CLVT đa dãy xương đá tại khoa Chẩn đoán hình ảnh và được phẫu thuật tại khoa Tai – Tai Thần Kinh, bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương hoặc khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Bạch Mai. Đánh giá hình ảnh CLVT được dựa trên phân loại Veillon và Portmann, so sánh sự khác biệt về ngưỡng nghe đường khí, đường xương, ABG giữa các type tổn thương, so sánh với những ghi nhận trong phẫu thuật.
Kết quả: Hình ảnh CLVT cho thấy chủ yếu là biểu hiện có ổ xốp xơ vị trí mép trước cửa sổ bầu dục, vị trí khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Kích thước ổ xốp xơ > 1mm, không lan vào màng trong ốc tai chiếm tỷ lệ cao. Theo phân loại
Veillon thì Type Ib và II chiếm tỷ lệ cao nhất. Khi so sánh PTA và ABG giữa các nhóm tổn thương khác nhau không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Về giá trị chẩn đoán xốp xơ tai của CLVT thì độ chính xác lên đến 91.6%
với độ nhạy và độ đặc hiệu đều trên 95%.
Kết luận: Chụp CLVT đa dãy là phương pháp có giá trị cao trong chẩn đoán xác định xốp xơ tai và trong chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân gây điếc khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. McKenna M. J. (2001), Pathophysiology of otosclerosis. Otology and Neurotology, 22(2): p. 249-257.
2. SHEA (1998), A personal history of stapedectomy. Americal Journal of Otology, 19: p. 2-12.
3. Lê Công Định (2007), Nghiên cứu chẩn đoán và đánh giá kết quả thay thế xương bàn đạp bằng trụ gốm y sinh trong bệnh xốp xơ tai. p. tr. 1 - 90.
4. Elsherif Abdelaziz M,M Ashrafand Moustafa Abbas HN (2011), Impact of high resolution 16- slice multidetector computed tompgraphy on diagnosis of clinical otosclerosis AAMJ, 9(2).
5. Charretier Carl (2011), Etude clinique de la platinotomie calibrée au LASER CO2-système SurgiTouch TM.
6. Young Je Shin and al Bernard Fraysse et (2001), Sensorineural Hearing Loss and Otosclerosis. Otolaryngol Clin North Am, 121(1): p. 200 - 205.
7. F.Craighero and Driessche V. Van (2011), Valeur de l’hypodensité préméatique interne (HPMI) dans l’otospongiose. Journées Françaises de Radiologie 2011.
8. Marx Mathieu,Sebastien Lagleyre et al. (2011), Correlations between CT scan findings and hearing thresholds in otosclerosis. Acta Oto-laryngologica, 131(4): p. 351-357.
9. Lagleyre Sebastien,Sorrentino Tommaso et al. (2009), Reliability of High-Resolution CT Scan in Diagnosis of Otosclerosis. Otology & Neurotology, 30(8): p. 1152-1159