ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH FDG PET/CT CỦA U LYMPHO KHÔNG HODGKIN TẾ BÀO T

Tấn Ngô Văn 1,, Cảnh Nguyễn Xuân 2
1 Khoa Y học hạt nhân Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Khoa Y học hạt nhân - Bệnh viện Chợ Rẫy, Bộ môn Y học hạt nhân - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: U lympho không Hodgkin tế bào T (ULKHTBT) là bệnh tương đối hiếm gặp, chiếm khoảng 12% các trường hợp u lympho không Hodgkin. Nghiên cứu này nhằm khảo sát vị trí, mức độ chuyển hóa của các tổn thương trong ULKHTBT trên hình ảnh FDG PET/CT, và xác định tương quan giữa mức độ chuyển hóa của tổn thương và chỉ số phân bào Ki67.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả những bệnh nhân ULKHTBT được chụp PET/CT từ năm 2009 đến 2019 để chẩn đoán giai đoạn trước điều trị.


Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 62 bệnh nhân (37 nam và 25 nữ), tuổi trung bình 44,8. 30/62 bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh (GPB) phân nhóm nhỏ, trong đó tần suất cao nhất là u lympho tế bào T ngoại vi không đặc hiệu và u lympho tế bào T thể mũi với 8 trường hợp (26,7%) mỗi loại. Hình ảnh PET/CT cho thấy tần suất tổn thương ở các vùng hạch theo thứ tự giảm dần là vùng cổ (67,7%), vùng nách (41,9%), vùng trung thất (40,3%), vùng bụng (40,3), vùng bẹn (37,1%). Tổn thương ghi nhận được ở 32 vị trí/cơ quan ngoài hạch khác nhau, thường gặp nhất là ở lách (27,4%), hốc mũi (24,2%), tủy xương (22,6%), vòm hầu (21%) với tần suất >20%, còn lại thì rải rác ở nhiều cơ quan khác. Trung bình SUVmax của các vùng hạch theo thứ tự giảm dần là hạch ổ bụng (9,9), hạch cổ (7,7) hạch nách (7,7), hạch trung thất (6,2), hạch bẹn (5,9). Phần lớn (81%) tổn thương ở các cơ quan ngoài hạch có trung bình SUVmax ≥5. Các cơ quan thường gặp có trung bình SUVmax cao nhất là cơ vân (17,3), hốc mũi (12,3), da/mô dưới da (11,7), vòm hầu (10,2), phổi (6,9), màng phổi (6,8), tủy xương (5,3), gan (5,0) và lách (5,0). Phân tích tương quan tuyến tính mức độ chuyển hóa của tổn thương tại vị trí sinh thiết với phần trăm dương tính của Ki67 ở 24 bệnh nhân, kết quả cho thấy không có tương quan với hệ số r=0,03.
Kết luận: Trong u lympho không Hodgkin tế bào T, FDG PET/CT có khả năng phát hiện tổn thương ở nhiều vị trí trong cơ thể. Mức độ chuyển hóa của các tổn thương khá cao, tuy nhiên không có sự tương quan giữa mức độ chuyển hóa và chỉ số phân bào Ki67.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Feeney J, Horwitz S, Gönen M, Schöder H. Characterization of T-cell lymphomas by FDG PET/CT. AJR. American journal of roentgenology. Aug 2010;195(2):333-340.
2. Storto G, Di Giorgio E, De Renzo A, et al. Assessment of metabolic activity by PET-CT with F-18-FDG in patients with T-cell lymphoma. British journal of haematology. Oct 2010;151(2):195-197.
3. Mai Trọng Khoa, Trần Đình Hà, Trần Hải Bình, et al. Giá trị của PET/CT trong chẩn đoán bệnh u lymphoma ác tính không Hodgkin. 2011; http://ungthubachmai.com.vn/ao-to/item/1573. Accessed Aug 20, 2019.
4. Phạm Cẩm Phương, Mai Trọng Khoa, Võ Thị Huyền Trang. Nhận xét đặc điểm hình ảnh PET/CT với 18F-FDG ở bệnh nhân u lympho ác tính không Hodgkin. Tạp chí Y - Dược học Quân sự 2016(3):122-127.
5. Lại Thị Thanh Thảo, Suzanne MCB Thanh Thanh, Trần Thanh Tùng, et al. Ứng dụng hình ảnh PET/CT trong phân chia giai đoạn U lympho không Hodgkin tế bào B lớn lan tỏa. Tạp chí Ung thư học Việt Nam 2015(5):124- 129.
6. Paes FM, Kalkanis DG, Sideras PA, Serafini AN. FDG PET/CT of extranodal involvement in non-Hodgkin lymphoma and Hodgkin disease. Radiographics : a review publication of the Radiological Society of North America, Inc. Jan 2010;30(1):269-291.
7. AlShemmari SH, Ameen RM, Sajnani KP. Extranodal lymphoma: a comparative study. Hematology (Amsterdam, Netherlands). Jun 2008;13(3):163-169.
8. Liu YM, Zhai XM, Wu YW. Biological correlation between glucose transporters, Ki-67 and 2-deoxy-2-[18F]- fluoro-D-glucose uptake in diffuse large B-cell lymphoma and natural killer/T-cell lymphoma. Genetics and molecular research : GMR. May 9 2016;15(2).
9. Lucignani G, Paganelli G, Bombardieri E. The use of standardized uptake values for assessing FDG uptake with PET in oncology: a clinical perspective. Nuclear medicine communications. Jul 2004;25(7):651-656.
10. He X, Chen Z, Fu T, et al. Ki-67 is a valuable prognostic predictor of lymphoma but its utility varies in lymphoma subtypes: evidence from a systematic meta-analysis. BMC cancer. Mar 5 2014;14:153.
11. Abd-Elhamid Omar G, Hassan H, Guirguis M. Immunohistochemical study of microvessel density in Non-Hodgkin lymphoma. Egyptian Journal of Pathology. July 1, 2019 2019;39(2):336-340.
12. Ishii Y, Tomita N, Sakata S, et al. Maximum standard uptake value at the biopsy site during (18) F-fluorodeoxyglucose positron emission tomography does not predict the proliferation potential of tumor cells in extranodal natural killer/t cell lymphoma, nasal type. Acta haematologica. 2012;128(2):110-112.
13. Shou Y, Lu J, Chen T, Ma D, Tong L. Correlation of fluorodeoxyglucose uptake and tumor-proliferating antigen Ki-67 in lymphomas. Journal of cancer research and therapeutics. Jan-Mar 2012;8(1):96-102.