CHIẾN LƯỢC XỬ LÝ CƠN ĐAU QUẶN THẬN

Bùi Văn Lệnh1, Lê Tuấn Linh1,
1 Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh - Đại học Y Hà Nội BV Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Cơn đau quặn thận là một tình huống cấp cứu hay gặp trên lâm sàng. Cơ chế cơn đau quặn thận cấp là do tắc nghẽn niệu quản gây tăng áp lực trong đài bể thận, kết hợp với quá trình tạo prostaglandin E2 của thận. Huyết động trong thận cũng thay đổi, gây tăng dòng chảy. Điều trị nội khoa dựa trên cơ chế bệnh sinh này.
Quy trình chẩn đoán và vai trò của chẩn đoán hình ảnh trong cơn đau quặn thận đã tương đối được thống nhất tại các trung tâm cấp cứu. Trong cơn đau quặn thận cấp đơn thuần, X-quang thường quy hệ tiết niệu không chuẩn
bị có thể thấy được sỏi hệ tiết niệu cản quang. Siêu âm giúp phát hiện sỏi hệ tiết niệu, tuy nhiên trong một số trường hợp siêu âm chỉ quan sát được các dấu hiệu gián tiếp là giãn đường bài xuất, giúp gợi ý có sự di chuyển của sỏi thận vào niệu quản. Đối với cơn đau quặn thận cấp phức tạp, trong mối tương quan giữa giá trị chẩn đoán, liều nhiễm tia, giá thành và chất lượng của thông tin đưa lại thì chụp cắt lớp vi tính là sự lựa chọn đầu tay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Lệnh, “Chẩn đoán hình ảnh bộ máy tiết niệu”, Nhà xuất bản Y học. 2011.
2. Bùi văn Lệnh, Trần Công Hoan, “Siêu âm bộ máy tiết niệu sinh dục”. Nhà xuất bản Y học. 2004.
3. Nguyễn Bửu Triều và cộng sự, “Bệnh học tiết niệu”, Nhà xuất bản Y học.1995.
4. Allen J.T., Vaughan E.D., Gillenwater J.Y. The effect of indomethacin on renal blood flow and ureteral pressure in unilateral ureteral obstruction in awake dogs. Invest Urol 1978;15:324-327.
5. Bourgeois J., Boynard M, Espinasse P. L’image par Echographie. Sauramps Médical, 1995.
6. Buzelin J.-M. Points d’actualité et interview: prise en charge des coliques néphrétiques de l’adulte dans les services d’accueil et d’urgences. Progres FMC 2000;1:25-26.
7. Cole R.S., Fry C.H., Shuttleworth K.E.D. The action of the prostaglandins on isolated human ureteric smooth muscle. Br J Urol 1988;61:19-26.
8. Dal Canton A., Stanziale R., Corradi A., et al. Effects of acute ureteral obstruction on glomerular hemodynamics in rat kidney. Kidney Int 1977; 12:403-411.
9. De Toledo LS., Martinez-Berganza-Asensio T., de Cozolluela-Cabrejas., et al: Doppler-duplex ultrasound in renal colic. Eur J Radiol 1996; 23:143-148.
10. Duvauferrier R, “Bases de l’analyse d’images dans les différentes modalités”, Hôpital Sud, Rennes, 1996.
11. Gayer G, Zissin R, Apter S, et al: Urinomas caused by ureteral injuries: CT appearance. Abdom. Imaging., 2002, 27, 88- 92.
12. Harris R.H., Yarger W.E. Renal function after release of unilateral ureteral obstruction in rats. Am J Physiol 1974;227:806-815.
13. Klahr S. New insights into the consequences and mechanisms of renal impairement in obstructive nephropathy. Am J Kidney Dis 1991;18:689-6
14. Jungers P, Daudon M., Conort P. Lithiase rénale. Diagnostic et traitement; 1999 258 p.
15. Lange S (1990), Radiologie de l’ appareil urinaire, Masson, pp.162- 169.
16. Laville M, Martin X. Colique néphrétique et conduite à tenir en situation d’urgence. Rev Prat. 1999,1; 49(15):1691-5.
17. Legmann P,Broussouloux C, Bonnin P,et al, Échographie, Masson 2e édition, 2000.
18. Liapis A, Bakas P, Sykiotis K et al,: Urinomas as a complication of iatrogenic ureteric injuries in gynecological surgery. Eur. J. Obstet. Gynecol. Reprod. Biol., 2000, 91,83- 85.
19. Moody T.E., Vaughan E.D., Gillenwater J.Y. Relationship between renal blood flow and ureteral pressure during 18h of total ureteral occlusion. Invest Urol 1975;13:246-251.
20. Nakada S.Y., Jerde T.J., Bjorling D.E., et al. Selective cyclooxygenase-2 inhibitors reduce ureteral contraction in vitro: a better alternative for renal colic?. J Urol 2000;163:607.
21. Palma LD., Stacul F., Bazzocchi L., et al: Ultrasonography and plain film versus intravenous urography in ureteric colic. Clin radiol 1993; 47: 333-336.
22. Paulette Jouve. Manuel d’ultrasonologie générale de l’adulte. Masson. 1993.
23. Rowe J.W., Shelton R.L., Helderman J.H., et al. Influence of the emetic reflex on vasopressin release in man. Kidney Int 1979;16:729-735.
24. Vandroux JC, Les artéfacts ultrasonores, Diplôme Inter- Universitaire d’Echographie et Techniques Ultrasonores (DIUE), CHU Limoges.
25. Sinclair D., Wilson S., Toi A., et al: The evaluation of suspected renal colic: Ultrasound scan versus excretory urography. Ann Emerg ed 1989; 18:556-559.
26. Shokeir A.A. Renal colic: pathophysiology, diagnosis and treatment. Eur Urol 2001;39:241-249.
27. Shokeir A.A. Renal colic: new concepts related to pathophysiology, diagnosis and treatment. Curr Opin Urol 2002;2:263-269.
28. Yarger W.E., Griffith L.D. Intrarenal hemodynamics following chronic unilateral ureteral obstruction in the dog. Am J Physiol 1974;227:816-826.