MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TẮC SAU ĐIỀU TRỊ GAMMA KNIFE

Phạm Hồng Đức1, Lê Văn Chắc1,
1 Bộ môn CĐHA Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Tỷ lệ tắc trong điều trị dị dạng động tĩnh mạch não bằng phương pháp Gamma Kinfe là rất khác nhau tùy vào từng nghiên cứu, có thể do ảnh hưởng của các yếu tố cấu trúc mạch của ổ dị dạng, vị trí, biểu hiện bệnh và thời gian theo dõi sau xạ phẫu.
Từ năm 2010 - 2014 chúng tôi có 48 bệnh nhân được điều trị bằng Gamma Knife đơn thuần, các bệnh nhân này đều được chẩn đoán trước và theo dõi tắc mức độ tắc sau điều trị bằng hình ảnh (CLVT và/hoặc CHT và/hoặc chụp mạch). Các yếu tố được phân tích gồm: vị trí ổ dị dạng (nông gồm: thùy trán, thùy thái dương, thùy đỉnh; sâu gồm: nhân xám trung ương, đồi thị, tiểu não, cầu não, thân não), kích thước lớn nhất của ổ dị dạng ( > 20mm và ≤ 20mm), xuất huyết não trước điều trị (có, không), phân độ theo Spetzler - Martin (độ 1 và độ 2-5), thời gian theo dõi (≤ 24 tháng và > 24 tháng). Mức độ tắc tính theo % thể tích. Phân tích đơn biến và đa biến tìm yếu tố liên quan đến mức độ tắc.
Kết quả tắc > 75% thể tích chiếm 54,2% (26/48), không có trường hợp nào tắc hoàn toàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong các yếu tố trên thì thời gian (< 24 tháng), kích thước (≤ 20mm) và độ 1 theo Spetzler - Martin có khả năng tắc cao có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đức Thái (2008), Điều trị dị dạng động tĩnh mạch não bằng dao Gamma tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Y học thực hành số 635+636, Bộ Y tế xuất bản, tr. 315 – 324
2. Douglas JG, Goodkin R, (2008), Treatment of arteriovenous malformations using Gamma Knife
surgery: the experience at the University of Washington from 2000 to 2005, J Neurosurg (Suppl) 109, pp. 51 – 56.
3. Koltz LT, Polifka AJ, Saltos A (2013), Long-term outcome of Gamma Knife stereotactic radiosurgery for arteriovenous malformations graded by the Spetzler- Martin classification” J Neurosurg 118, pp. 74–83.
4. Shin M, Maruyama K, Kawamoto S, Tago M, (2004), Analysis of nidus obliteration rates after gamma knife surgery for arteriovenous malformations based on long – term follow-up data: the University of Tokyo experience, J Neurosurg 101, pp. 18–24.
5. Zhou D, Liu Z, Yu X, Qi S, Du J (2000), Rotating Gamma System Radiosurgery for Cerebral Arteriovenous Malformations. Stereotact Funct Neurosurg 75:109–116.
6. Inou HK, (2006), Long-term results of Gamma Knife surgery for arteriovenous malformations, 0 to 15-
year follow up in patients treated with lower doses: J Neurosurg (Suppl) 105, pp. 64–68.
7. Shin M, Maruyama K, Kawamoto S, Tago M, (2004), Analysis of nidus obliteration rates after gamma knife surgery for arteriovenous malformations based on long – term follow-up data: the University of Tokyo experience, J Neurosurg 101, pp. 18–24.