NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH 64 DÃY TRONG CHẨN ĐOÁN U TUYẾN THƯỢNG THẬN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh u uyến thượng thân (UTTT) và giá trị chẩn đoán UTTT trên CLVT 64 dãy.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu và mô tả cắt ngang 39 bệnh nhân được chẩn đoán UTTT trên CLVT 64 dãy, thiết kế đường cong ROC cho các giá trị về kích thước, tỷ trọng trước tiêm thuốc cản quang và phần trăm rửa trôi thuốc cho chẩn đoán phân biệt u tuyến với không u tuyến vỏ thượng thận.
Kết quả: UTTT hay gặp là u tuyến vỏ thượng thận (16/38), kích thước nhỏ (2,5 cm), giới hạn rõ gặp 100%, đồng nhất chiếm 94,1%, tỉ trọng trước tiêm 11,5HU. Pheocromocytoma kích thước lớn 4,76cm, giới hạn rõ chiếm 90%, nhưng không đồng nhất 70%, ngấm thuốc rất mạnh sau tiêm (thì ĐM là 108,3 và thì TM là 111,7 HU). U thượng thận ác tính có kích thước lớn 8,83cm, giới hạn không rõ, thâm nhiễm xung quanh và xâm lấn TMCD gặp 2/3 trường hợp. Diện tích dưới đường cong ROC và điểm cắt theo kích thước là 0,896 và 3,29 cm, tỉ trọng trước tiêm thuốc cản quang là 0,984 và 24 HU, APW là 0,937 và 57,6%, RPW là 0,994 và 43,7% (p<0,001). Độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác ở ngưỡng kích thước 3,29 cm tương ứng là 88,2%, 90,9% và 89,7%, ở ngưỡng 24 HU tương ứng là 94,1%, 95% và 94,6%, ở ngưỡng APW = 57,6% và RPW = 43,7% tương ứng là 94,1%, 85%, 89,2% và 94,1%, 100%, 97,3%.
Kết Luận: CLVT 64 dãy là phương pháp hiệu quả để mô tả đặc điểm và chẩn đoán UTTT. Các tỉ lệ phần trăm rửa trôi thuốc, tỉ trọng trước tiêm thuốc, tiêu chuẩn kích thước có giá trị để chẩn đoán u tuyến vỏ thượng thận với không phải u tuyến vỏ thượng thận.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Khối tuyến thượng thận, tuyến thượng thận, điện quang
Tài liệu tham khảo
delays for the evaluation of intralesional washout. ScientificWorldJournal, 2013, 957680.
2. Korobkin M,Brodeur FJ,Francis IR et al (1998). CT time-attenuation washout curves of adrenal adenomas and nonadenomas. AJR Am J Roentgenol, 170 (3), 747-52.
3. Caoili EM,Korobkin M,Francis IR et al (2000). Delayed enhanced CT of lipid-poor adrenal adenomas. AJR Am J Roentgenol, 175 (5), 1411-5.
4. Szolar DH,Korobkin M,Reittner P et al (2005). Adrenocortical carcinomas and adrenal pheochromocytomas: mass and enhancement loss
evaluation at delayed contrast-enhanced CT. Radiology, 234 (2), 479-85.
5. Park SH,Kim MJ,Kim JH et al (2007). Differentiation of adrenal adenoma and nonadenoma in unenhanced CT: new optimal threshold value and the usefulness of size criteria for differentiation. Korean J Radiol, 8 (4), 328-35.
6. Johnson PT,Horton KM, Fishman EK (2009). Adrenal mass imaging with multidetector CT: pathologic conditions, pearls, and pitfalls. Radiographics, 29 (5), 1333-51.
7. Johnson PT,Horton KM, Fishman EK (2009). Adrenal imaging with multidetector CT: evidencebased protocol optimization and interpretative practice. Radiographics, 29 (5), 1319-31.
8. Mohamed RE,Abodewan KA-e-W, Amin MA (2013). Diagnostic value of delayed washout rate of contrastenhanced multi-detector computed tomography in adrenal incidentalomas. Alexandria Journal of Medicine, (0)
9. Chiche L,Dousset B,Kieffer E et al (2006). Adrenocortical carcinoma extending into the inferior vena cava: presentation of a 15-patient series and
review of the literature. Surgery, 139 (1), 15-27.