ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC VÀ SỤN CHÊM DO CHẤN THƯƠNG ĐỐI CHIẾU VỚI NỘI SOI KHỚP GỐI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu tìm hiểu thêm về đặc điểm hình ảnh tổn thương dây chằng chéo trước và sụn chêm khớp gối trên cộng hưởng từ và giá trị của cộng hưởng từ trong điều trị tổn thương
dây chằng chéo trước, sụn chêm.
Phương pháp: 60 bệnh nhân tổn thương dây chằng chéo trước, sụn chêm do chấn thương khớp gối được chụp cộng hưởng từ với các chuỗi xung T1W, T2W, PD, STIR theo các mặt phẳng đứng dọc, đứng ngang, ngang. Hình
ảnh cộng hưởng từ được đối chiếu với tổn thương trong nội soi chẩn đoán hoặc phẫu thuật.
Kết quả: Hình ảnh tổn thương đứt dây chằng chéo trước hoàn toàn (45%), dây chằng chỉ có đoạn dưới và nằm ngang (20%), dây chằng bờ không đều (15%), dây chằng phù nề (13,3%) Tổn thương sụn chêm hay gặp là rách
ngang sụn chêm (46,6%), rách quai xô (26,6%) rách dọc (13,3%). Tổn thương phối hợp hay gặp là tràn dịch khớp gối và phù xương còn các tổn thương khác ít gặp hơn.
Từ khóa
Rách sụn chêm, dây chằng chéo trước, cộng hưởng từ, đặc điểm hình ảnh
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Năng Giỏi, Nguyễn Văn Tín, Lưu Hồng Hải (2000), “Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo khớp gối (nhân 21 trường hợp)”, Tạp chí thông tin Y dược, Tr.211-214.
2. Nguyễn Tiến Bình (2009). “Phẫu thuật nội soi khớp gối”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội
3. Nguyễn Quốc Dũng, Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Năng Giỏi (2003), “So sánh kết quả phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo trước qua nội soi bằng gân cơ bán gân và gân bánh chè”, Tạp chí Y học Việt Nam số đặc biệt 10/2003, Tr 305-311.
4. Bùi Văn Lệnh, Hoàng Đình Âu, Trần Công Hoan, Phạm Thu Hà, Trần Trung (2006). Một số nhận xét về đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ trong chẩn đoán chấn thương khớp gối nhân 110 trường hợp. Y học thực hành, số 6.Tr. 62-64.
5. Nguyễn Văn Phấn (2012) “ Đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ theo dõi sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước”, Luận văn tốt nghiệp cao học chẩn đoán hình ảnh, Trường ĐHY Hà Nội.
6. Huỳnh Lê Anh Vũ (2006), Phân tích đặc điểm hình ảnh và giá trị chẩn đoán của cộng hưởng từ trong tổn thương dây chằng chéo khớp gối do chấn thương, Luận văn thạc sĩ y học chuyên nghành chẩn đoán hình ảnh, trường Đại học Y Hà Nội
7. Nguyễn Ngọc Thái (2010), “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán rách sụn chêm khớp gối do chấn thương”, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II chuyên nghành chẩn đoán hình ảnh, Học viện quân y, Bộ quốc phòng.
8. Adrew H. Sonin, Steven W. Fitzgerald, Haroold Friedman (1994), “Posterior cruciate ligament injury: MR imaging diagnosis and Patterns of injury”, Radiology, vol 190, pp. 455-458.
9 .Glenn A. Tung, Laurence M. Davis, Micheal E. Wiggins, Paul D. Fadale (1993), “Tears of the Anterior cruciate ligament: Primary and secondary signs at MR imaging”, Radiology, vol 188, pp. 661-667.
10. Patricia L, Roberson, Frack, Mark E.Schweitzer, Arthur R. Bartolozzi (1994), “Anterior cruciate ligamnet tears: Evaluation of Multiple Signs with MR imaging”, Radiology, n 193, pp. 829-834.
11. Stoller D and Cruses JV (1987) “Meniscal tear of the Knee: Acccuary of MR Imaging”, Radiolory, Aug; 164(2): 445-8 [ Pubmed].
12. Stoller, David W.Magnetic Resonance Imaging in Orthopaedics and Sports Medicine, 3rd Edition. Copyright © 2007 Lippincott William & Willkins.