GIÁ TRỊ CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BÀNG QUANG

Bs Lê Minh Hoan1, Bs Trần Công Hoan2
1 Đại học Y Hà Nội
2 BV Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư bàng quang (UTBQ) là một bệnh thường gặp. Đa số u xuất phát từ tế bào biểu mô chuyển tiếp (98%), trong đó 90% là biểu mô chuyển tiếp đường bài tiết, 6% biểu mô vảy [1]. Soi bàng quang có sinh thiết là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán UTBQ. Chụp CLVT đa dãy rất có giá trị trong chẩn đoán UTBQ nhất là về vị trí, mức độ xâm lấn của khối u giúp các nhà lâm sàng lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp. Hai mục tiêu của đề tài: “Mô tả đặc điểm hình ảnh của UTBQ trên CLVT đa dãy” và “Đánh giá giá trị của chụp CLVT đa dãy trong chẩn đoán UTBQ.
Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 08/2013 đến tháng 08/2014, có 92 bệnh nhân u bàng quang không phân biệt tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi cư trú,... được chụp CLVT 64 dãy trước và sau tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, được phẫu thuật và có kết quả GPB.
Kết quả: CLVT đa dãy chẩn đoán xâm lấn xung quanh của UTBQ có độ nhạy 89,6%, độ đặc hiệu 81,8%, độ chính xác 85,9%. Chẩn đoán giai đoạn T: độ nhạy trong chẩn đoán giai đoạn ≤ T3a là 81,8%, độ đặc hiệu 89,6%, độ chính xác 85,9%. Giai đoạn T3b có độ nhạy 90,6%, độ đặc hiệu 96,7% và độ chính xác là 94,5%. Giai đoạn T4, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, đặc biệt là ở giai đoạn T4b với độ nhạy và độ đặc hiệu là 100%. Khả năng phát hiện hạch của CLVT so với phẫu thuật là khá cao với độ nhạy 85,7%. Kích thước hạch càng to thì khả năng ác tính càng cao (p< 0,05).
Kết luận: Chụp CLVT chẩn đoán tốt các giai đoạn của ung thư bàng quang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Trường Thành (2007). Ung thư bàng quang, Hội Tiết niệu-Thận học Việt Nam, Bệnh học tiết niệu, NXB Y học. Hà Nội. Tr. 399.
2. Phạm Văn Yến (2008). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng mô bệnh học của ung thư bàng quang và kết quả sớm của phẫu thuật cắt bàng quang toàn bộ. Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Lê Thanh Dũng (2003). Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u bàng quang. Luận văn thạc sĩ Y học. Hà Nội.
4. Nguyễn Kỳ (1991). “Kết quả điều trị u nông bàng quang bằng phương pháp cắt nội soi”. Tập san Ngoại khoa tập XXI. số 6, Tr.6 - 13.
5. MurphyWM, Grignon DJ, Perlman EJ (2004). Tumors of the kidney, bladder, and related urinary structures. Washington, DC: American Registry of
Pathology; 394.
6. Kim JK, Park SY, Ahn HJ, Kim CS, Cho KS (2004), Bladder cancer: analysis of multi - detector row helical CT enhancement pattern and accuracy in
tumor detection and perivesical staging. Radiology. 231(3):725-31.