ĐIỀU TRỊ GIẢ PHÌNH ĐỘNG MẠCH MU CHÂN SAU CHẤN THƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC NHÂN 1 TRƯỜNG HỢP

Lê Thanh Dũng1, Đào Xuân Hải1, Phạm Quốc Đạt1,
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Giả phình động mạch mu chân là tổn thương hiếm gặp do chấn thương hoặc do thầy thuốc gây nên khi điều trị can thiệp vùng cổ chân và ít thấy mô tả trong y văn. Chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng có khối nằm trên đường đi của động mạch và đập theo nhịp mạch. Siêu âm Doppler giúp chẩn đoán xác định khối giả phình. Chụp mạch máu số hoá và chụp cắt lớp vi tính dựng hình mạch chi dưới đánh giá được khối giả phình, tuần hoàn bàng hệ và sự cấp cho vùng ngoại vi. Chúng tôi xin giới thiệu một trường hợp bệnh nhân nam 30 tuổi bị giả phình động mạch mu chân sau chấn thương một tháng đã được điều trị tại Bệnh viện Việt Đức, siêu âm có hình ảnh khối giả phình mặt ngoài cổ chân trái và chụp cắt lớp vi tính đa dãy đã khẳng định chẩn đoán. Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt bỏ khối giả phình và thắt động mạch mu chân. Bệnh nhân phục hồi hoàn toàn sau 4 ngày mà không có biến chứng nào.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arriagada Irarrazaval C, Sonneborn Gross R, Sauré Maritano A, et al(2012). “Posttraumatic Pedal Artery Pseudoaneurysm: A Case Report”,Case Reports in Vascular Medicine, 2012, pp. 2.
2. Ozdemir H, Mahmutyazicioglu K, Ozkokeli M, et al(2003). “Pseudoaneurysm of the dorsalis pedis artery: color Doppler sonographic and angiographic findings”,J Clin Ultrasound, 31(5), pp. 283-7.
3. Brimmo O A,Parekh S G(2010). “Pseudoaneurysm as a complication of ankle arthroscopy”,Indian J Orthop, 44(1), pp. 108-11.
4. Van Hensbroek P B, Ponsen K J, Reekers J A, et al(2007). “Endovascular treatment of anterior tibial artery pseudoaneurysm following locking compression
plating of the tibia”,J Orthop Trauma, 21(4), pp. 279-82.
5. Yamaguchi S, Mii S, Yonemitsu Y, et al(2002).
“A traumatic pseudoaneurysm of the dorsalis pedis artery: report of a case”,Surg Today, 32(8), pp. 756-7.
6. Nishi H, Miyamoto S, Minamimura H, et al(2004). “Pseudoaneurysm of the dorsalis pedis artery causing neurological deficit”,Ann Vasc Surg, 18(4), pp. 487-9.
7. Bozio G, Tronc F, Douek P, et al(2009). “Dorsalis pedis artery pseudoaneurysm: an uncommon cause of soft tissue mass of the dorsal foot in children”,Eur J Pediatr Surg, 19(2), pp. 113-6.
8. Thurman R J, Brown A R,Ferre R M”Progressive Foot Swelling and Pain”,Annals of Emergency Medicine, 59(6), pp. 560.
9. Jang E C, Kwak B K, Song K S, et al(2008). “Pseudoaneurysm of the anterior tibial artery after ankle arthroscopy treated with ultrasound-guided compression therapy. A case report”,J Bone Joint Surg Am, 90(10), pp. 2235-9.
10. Ramavath A L, Cornish J A, Ganapathi M, et al(2009). “Missed diagnosis of ankle pseudoaneurysm following ankle arthroscopy: a case report”,Cases J, 2, pp. 162.