NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHÂN LOẠI TIRADS TRONG CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG DẠNG NỐT TUYẾN GIÁP TRÊN SIÊU ÂM

Châu Thị Hiền Trang1, Nguyễn Thanh Thảo1, Hoàng Minh Lợi1,
1 Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Trường ĐH Y dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh các tổn thương dạng nốt tuyến giáp trên siêu âm. 2. Tìm hiểu giá trị của phân loại TIRADS trong đánh giá nguy cơ ác tính các nốt tuyến giáp.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu bằng siêu âm và đối chiếu giải phẫu bệnh sau phẫu thuật trên 180 bệnh nhân có tổn thương dạng nốt tuyến giáp đang được điều trị tại Khoa Ung bướu - Bệnh viện Trung ương Huế.
Kết quả: Dấu hiệu có độ nhạy cao nhất là tổn thương dạng đặc (93,8%). Dấu hiệu có độ đặc hiệu cao nhất là chiều cao lớn hơn chiều rộng (98,2%). Áp dụng phân loại TIRADS trong siêu âm chẩn đoán phân biệt các tổn thương dạng nốt tuyến giáp lành tính và ác tính có độ nhạy 87,5%, độ đặc hiệu 92,1%, giá trị dự báo dương tính 51,9%, giá trị dự báo âm tính 98,7% và độ chính xác 91,7%.
Kết luận: Phân loại TIRADS của tác giả Jin Young Kwak là đơn giản, thuận lợi để áp dụng trong thực hành lâm sàng và độ chính xác cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Thị Thu Hồng, Vương Thừa Đức (2010), “Giá trị siêu âm trong dự đoán ung thư bướu giáp đa nhân”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị khoa học kỹ thuật BV. Bình Dân, tập 14 (1), tr. 55 - 59.
2. Hamad E. H. Eltyib, Ibrahim A. Awad, Naglaa M. M. Elsayed (2013), “Characterization of malignant solid thyroid nodules by Ultrasound and Doppler”, IOSR Journal
of Nursing and Health Science, Vol. 1, Issue 3, pp.25-30.
3. Kim E.K., Park C.S., Chung W.Y. et al (2002), “New sonographic criteria for recommending fine - needle aspiration biopsy of nonpalpable solid nodules of thyroid”, AJR Am J Roentgenol, (178), pp. 687 - 691.
4. Kwak J.Y, Han K.H, Yoon J.H. et al (2011), “Thyroid Imaging Reporting and Data System for US Features of Nodules: A Step in Establishing Better Stratification of Cancer Risk”, Radiological Society of North America, Vol. 260 (3), pp.892 - 899.
5. Moon W.J., Ung So Lyung, Lee Jeong Hyun et al (2008), “Benign and malignant thyroid nodules: US Differentiation - Multicenter retrospective study”, Radiology, Vol.247, (3), pp.762-770.
6. Ozel Alper, Erturk S. Mehmet, Ercan Alkin et al (2012), “The diagnostic efficiency of ultrasound in characterization for thyroid nodules: how many criteria are required to predict malignancy?” Medical Ultrasonography, Vol.14 (1), pp.24-28.
7. Tramalloni J., Monpeyssen H.(2013), Echographie de la thyroid, Elsevier Masson, pp.1-26, pp.43-68.