NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TRÊN MRI 3.0TESLA TRONG BỆNH LÝ U VÙNG KHOANG MIỆNG VÀ HẦU HỌNG TRÊN XƯƠNG MÓNG TẠI BỆNH VIỆN UNG THƯ ĐÀ NẴNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Giới thiệu: Bệnh lý u vùng khoang miệng và hầu họng ngày càng phổ biến và là nhóm bệnh lý trong luôn nằm trong nhóm 10 bệnh lý hàng đầu hiện nay. Khoang miệng và hầu họng có cấu tạo phức tạp hạn chế thăm khám của các phương tiện cận lâm sàng; CT scan từ lâu đã được dùng để đánh giá giai đoạn của ung thư vòm mũi họng đặc biệt là để phát hiện khối liên quan với nền sọ xương do tổn thương gây tiêu xương hoặc đặc xương, hiện nay hầu hết
mọi nơi MRI đã thay thế CT trong việc chẩn đoán và theo dõi đánh giá bệnh, CT chủ yếu còn dùng để lập kế hoạch xạ trị, phối hợp với PET để phát hiện di căn và tái phát sau điều trị. MRI là kỹ thuật cho những hình ảnh có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh lý mô mềm, không bị nhiễu ảnh do các cấu trúc xương, không khí, lại cung cấp hình ảnh giải phẫu tốt về cả 3 chiều của vùng khoang miệng và hầu họng trên xương móng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ngang, những bệnh nhân phát hiện có khối u vùng khoang miệng và hầu họng được chỉ định chụp cộng hưởng. Loại trừ những bệnh nhân đã được điều trị khối u và
bệnh nhân không có kết quả giải phẫu bệnh.
Phương tiện nghiên cứu: Máy cộng hưởng từ Siemens 3.0Tesla Model Verio A Tim System T-class, Coil 3T neck A Tim System của Siemens, Thuốc cản từ Dotarem 10ml. Chụp MRI với các xung sau: TIRM Cor, Ax và Sag T1W; Ax và Sag T2W; Ax, Cor và Sag T1 FS+Gd. Mô tả từng đặc điểm hình ảnh của khối u trên MRI theo các xung trên và so sánh các đặc điểm hình ảnh của khối u với kết quả giải phẫu bệnh để tìm ra sự tương quan giữa chẩn đoán MRI so với kết quả giải phẫu bệnh.
Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình là 59,6 tuổi. Tỷ lệ nam/ nữ = 2,5/1. Phân bố vị trí u ở khoang miệng 35,6%, hạ hầu trên xương móng 23,8% và hầu mũi 22%, hầu miệng 18%. Kích thước trung bình của khối u 3,17cm ±1,6. Khoảng 80% khối u giảm tín hiệu trên T1W, 76% tăng trên T2W, 81% tăng trên STIR, 79% khối u ngấm thuốc trung bình và mạnh. Khoảng 79% khối u có bờ không đều giới hạn không rõ, hạch dạng ác tính trên MRI chiếm
khoảng 68%. Khả năng chẩn đoán mức độ ác tính của khối u trên T1W có độ nhạy là 86%, độ đặc hiệu 71%, giá trị dự báo dương tính 95%, trên xung T2W có độ nhạy 84 %, độ đặc hiệu 85%, giá trị dự báo dương tính 97%. Trên
xung STIR có độ nhạy 90%, độ đặc hiệu 85%, giá trị dự báo dương tính 97%, giá trị dự báo âm tính 54%. Khối u có kiểu ngấm thuốc trung bình và có độ nhạy 86% độ đặc hiệu 71%, giá trị dự báo dương tính 95%. Hạch dạng ác tính
có khả năng chẩn đoán mức độ ác tính với độ nhạy 69%, độ đặc hiệu 42%, giá trị dự báo dương tính 90%.
Kết luận: Cộng hưởng từ có giá trị trong chẩn đoán các khối u vùng khoang miệng và hầu họng, có giá trị trong việc chẩn đoán giai đoạn u với độ nhạy và độ tin cậy cao.
Từ khóa
U khoang miệng và hầu, cộng hưởng từ.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Trọng Minh, Đào Duy Khanh (2011), Nhận xét bước đầu về tình hình ung thư vòm tại phía nam nhân 500 trường hợp được chẩn đoán tại Phòng khám Tai mũi họng Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản số 7.
3. Nguyễn Quang Quyền, (2007), Giải phẫu đầu mặt cổ, Nhà xuất bản Y học, trang 79.
4. Ahmed Abdel Khalek Abdel Razek, Ann King, MRI and CT of Nasopharyngeal Carcinoma, AJR:198, January 2012.
5. Brown LM, Check DP, Devesa SS. , (2011), Oropharyngeal cancer incidence trends: diminishing racial disparities, Epub 2011 Mar 5, 22(5):753-63..
6. American Cancer Sociaty, Oral cavity and Oropharyngeal cancer, American Cancer Sociaty 2013, access at www.cancer.gov.
7. Oral Cavity and Oropharyngeal Cancer Globally, as of 2010, access at: http://www.cancer.net/cancertypes/ oral-and-oropharyngeal-cancer/statistics
8. Naoko Saito, MD, PhD, Rohini N. Nadgir, MD, (2012), Posttreatment CT and MRI imaing in head and neck cancer: What the radiologist need to know, RadioGraphics 2012;32:1261–1282.
9. Min-Sik Kim, MD, PhD, Kwang-Jae Cho, (2007), Invasion Depth by MRI in Oral-Oropharyngeal Cancer, Otolaryngol Head Neck Surg August 2010, vol. 143 no.
2 suppl P64. Access at: http://oto.sagepub.com/ content/143/2_suppl/P64.1.full
10. Imaging tests for throat cancer, access at: http://www.cancercenter.com/throat-cancer/imagingtests/
11. Sigal.R,Zagdanski A.M, Schwaab.G, CT and MR imaging of squamous cell carcinoma of the tongue and floor of the mouth. Access at: http:// radiographics.16.4.8835972
12.Soft Tissue Tumors of the Head and Neck: Imaging-based Review of the WHO Classification 2011, RSNA Radiographic, Volumn 11, issue 7, access at: http://pubs.rsna.org/doi/full/10.1148/rg.317115095
13. Ligier K, Belot A, Launoy G, Velten M, Bossard N, Iwaz J, Righini CA, Delafosse P, Guizard AV, (2011), Descriptive epidemiology of upper aerodigestive tract cancers in France: incidence over 1980-2005 and projection to 2010, Oral Oncol. 2011, Apr;47(4):302-7.