KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO TUẦN HOÀN SAU BẰNG CAN THIỆP NỘI MẠCH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục đích: Đánh giá kết quả điều trị phình động mạch não tuần hoàn sau bằng can thiệp nội mạch.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả kết quả điều trị 41 bệnh nhân có 45 túi phình động mạch não tuần hoàn sau được nút từ 2012 đến 2015 tại Bệnh viện Bạch Mai. Đánh giá hồi phục lâm sàng theo Rankin cải biên và đánh giá tình trạng túi phình sau can thiệp bằng CHT.
Kết quả: Có 28 bệnh nhân vỡ túi phình và 13 bệnh nhân chưa vỡ. Nút Coils đơn thuần chiếm 44,4%, nút coils kết hợp chẹn bóng hoặc đặt stent chiếm 22,2% và 2,3%. Tỉ lệ đặt stent đổi hướng dòng chảy chiếm 6,7% và nút tắc mạch mang chiếm 24,4%. Kết quả tắc hoàn toàn, còn dòng chảy cổ và túi lần lượt là 80%, 11,1% và 8,9%. Bệnh nhân hồi phục tốt có mRs 0-2 chiếm tỷ lệ 85,4%. Tỉ lệ tử vong 12,2%. Tỷ lệ nhóm PĐMN ổn định không tái thông sau 12 tháng là 84,6%, có 15,4% tái thông nhẹ chưa cần điều trị. Thời gian nằm viện nhóm PĐMN chưa vỡ là 9,3 ±6,9 ngày ngắn hơn so với nhóm PĐMN đã vỡ là 17,8 ± 13,8 ngày.
Kết luận: Can thiệp nội mạch phình động mạch não tuần hoàn sau cho kết quả hồi phục lâm sàng cao, di chứng thấp và túi phình sau can thiệp ổn định.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phình mạch, phình mạch tuần hoàn sau, nút mạch
Tài liệu tham khảo
1. Jin Seub Hwang; Min Kyung Hyun et al (2012), “Endovascular coiling versus neurosurgical clipping in patients with unruptured intracranial aneurysm: a systematic review”, BMC Neurology, 12(99).
2. Hong Ju Moon, Dong Jun Lim, Sung Kon Ha et al (2009), “Clinical Analysis of Cerebral Aneurysms of Posterior Circulation”, Kor J Cerebrovascular Surgery, 11(1), tr. 25-30.
3. Schievink W. I, Wijdicks E. F, Piepgras D. G et al (1995), “The poor prognosis of ruptured intracranial aneurysms of the posterior circulation”, J Neurosurg, 82(5), tr. 791-5.
4. Wardlaw. J, M. White et al (2000), “The detection and management of unruptured intracranial aneurysms”, Brain, 123 ( Pt 2), tr. 205-21.
5. Wakhloo Ajay K, Pierot Laurent (2013), “Endovascular treatment of intracranial aneurysms current status”, Stroke, 44(7), tr. 2046-2054.
6. Vũ Đăng Lưu (2012), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phình động mạch não vỡ bằng can thiệp nội mạch, Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
7. Wiebers David O. (2003), “Unruptured intracranial aneurysms: natural history, clinical outcome, and risks
of surgical and endovascular treatment”, The Lancet, 362(9378), tr. 103-110.
8. Todd E. Lempert, Adel M. Malek, Van V. Halbach et al (2000), “Endovascular treatment of ruptured posterior circulation cerebral aneurysms. Clinical and angiographic outcomes”, Stroke, 31(1), tr. 100-10.
9. Jankowitz, B. T. Aleu, A. Lin et al (2011), “Endovascular treatment of atypical posterior circulation aneurysms: technical results and review of the literature”, J Neuroimaging, 21(1), tr. 56-61.
10. Yamaura Akira, Watanabe; (1990), “Dissecting aneurysms of the intracranial vertebral artery”, Journal of neurosurgery, 72(2), tr. 183-188.
11. W. Brinjikji, A.A. Rabinstein; D.M. Nasr et al (2011), “Better Outcomes with Treatment by Coiling Relative to Clipping of Unruptured Intracranial Aneurysms in the United States, 2001–2008”, Am J Neuroradiol Volume 32, tr. 1071–75.