NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH TRÊN CHỤP MẠCH SỐ HÓA XÓA NỀN VỚI VỊ TRÍ, MỨC ĐỘ THIẾU MÁU BÀN CHÂN TRẦM TRỌNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm thiếu máu trầm trọng lâm sàng và hình ảnh tổn thương hệ động mạch bàn chân trên chụp mạch số hóa xóa nền. Mô tả tương quan tổn thương động mạch trên chụp mạch số hóa xóa nền với vị trí và mức độ thiếu máu bàn chân trầm trọng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 44 bệnh nhân (28 nam và 16 nữ) với độ tuổi trung bình là 69,3 tuổi, có thiếu máu bàn chân trầm trọng (TMTT) được chụp DSA chi dưới từ tháng 8-2012 tới tháng 8-2015. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có tiến cứu và hồi cứu. Hệ số tương quan r và mức ý nghĩa p được tính theo phương pháp Spearman.
Kết quả:Trong 111 vùng TMTT: 45,95% thuộc vùng cấp máu của động mạch (ĐM) chày sau, 33,33% thuộc ĐM chày trước, 20,72% thuộc ĐM mác. Trong đó: 63,97% ở ngón chân, 5,4% ở bàn chân, 30,63% ở gót chân trước ngoài cổ chân. Trong 44 chi: 22,7% có 1 vùng TMTT đơn thuần; 34,1% có 2 vùng và 43,2% có ≥ 3 vùng. Trong số này: 25% chi có TMTT nặng nhất ở mức độ đau khi nghỉ- Rutherford 4 (11 chi), mất tổ chức ít chiếm 61,36% và mất tổ chức nhiều chiếm 13,64%. Trong 264 ĐM: 46,05% hẹp < 50% và 26,14% hẹp hoàn toàn ≥ ½ chiều dài. Trong 129 vùng ĐM hẹp ≥ mức độ 3: 28,68% hẹp ĐM mu chân, 48,06% hẹp các nhánh từ ĐM chày sau, 23,26% hẹp từ ĐM mác. Hệ số tương quan r giữa mức độ TMTT lâm sàng và mức độ hẹp ĐM của các vùng tương ứng có giá trị từ
0,755 đến 0,891, tất cả đều có mức ý nghĩa p < 0,001.
Từ khóa
thiếu máu chi trầm trọng, angiosome bàn chân, biến thể giải phẫu động mạch bàn chân
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Davies M. G. (2012 ). “Criticial limb ischemia: Epidemiology”. Methodist debakey cardiovasc journal. 8(4): 10-14.
2. Iida O and Nanto S (2010). “Importance of the angiosome concept for endovascular in patients with critical limb ischemia.” Catheter cardiovascular intervention. 75: 830-836.
3. Alexandrescu, V. and G. Hubermont (2011). “Primary infragenicular angioplasty for diabetic neuroischemic foot ulcers following the angiosome distribution: a new paradigm for the vascular interventionist?” Diabetes Metab Syndr Obes 4: 327-336.
4. Alexandrescu, V et al. (2008). “Selec primary angioplasty following an angiosome model of reperfusion in the treatment of Wagner 1-4 diabetic foot lesions: practice in a multidisciplinary diabetic limb.” Journal of endovascular therapy. 15 (5): 580-593.
5. Alexandrescu, V. and G. Vincent (2011). “ A reliable approach to diabetic neuroischemic foot wounds: below-the-knee angiosome-oriented angioplasty.” Journal endovascular therapy 18(3): 376-387.
6. Brosi, P. and D. F (2007). “ Revascularization for chronic critical lower limb ischemia in octogenarians is worthwhile.” Vascular surgery 46(6): 1198-1207.
7. Mustapha, A. J. and S. F. l. Nov;25(11):606- 11 (2013). “Comparison between angiographic and arterial duplex ultrasound assessment of tibial arteries in patients with peripheral arterial disease: on behalf of the joint rndovascular and non-invasive assessment of limb perfusion.” Juornal invasive cardiology 25(11): 606-611.
8. Brand, M. and A. J. Woodiwissl (2013). “Chronic diseases are not being managed effectively in either high-risk or low-risk populations in South Africa.” South African medical journal 103(12): 938-941.
9. Sherif, S. and W. Tawfick (2011). “Cool Excimer Laser-Assisted Angioplasty, Tibial Balloon Angioplasty in Management of Infragenicular Tibial Arterial Occlusion in Critical Lower Limb Ischemia.” Vascular disease management 8: 187-219.
10. Florian, D, et al. (2007). “Surgical or endovascular revascularization in patients with critical limb ischemia:
Influence of diabetes mellitus on clinical outcome.”Journal
of Vascular Surgery 45(4): 751-761.
11. Kabra, A., et al. (2013). “Outcomes of angiosome and non-angiosome targeted revascularisation in critical lower limb ischemia.” Journal vascular sugery 57: 44-49.
12. Vijayalakshmi S, Gunapriya R (2011). Anatomical study of dorsalis pedis artery and it’s clinical correlations. International journal of anatomical variations. 45 – 47.
13. Jiji, P. and D. Sujatha (2008). “ Hypoplastic posterior tibial artery and the enlarged peroneal artery supplying the posterior crural region: a rare variation.” Journal vascular brasileiro 7(3).