GIÁ TRỊ CỘNG HƯỞNG TỪ KHUẾCH TÁN TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

Nguyễn Văn Khôi1, Lê Văn Phước1, Trịnh Lê Hồng Minh1,
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu là xác định giá trị của cộng hưởng từ khuếch tán trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt phân biệt tổn thương lành và ác của tuyến tiền liệt.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian 4/2014-3/2015, có 41 bệnh nhân có PSA cao được chụp cộng hưởng từ khuếch tán (CHTKT) tuyến tiền liệt. Kết quả được đối chiếu với kết quả sinh thiết TRUS. Chúng tôi so sánh hai nhóm (ung thư/PCa và không ung thư/PNCa) với các biến: độ khuếch tán mô, giá trị trung bình ADC… Phân tích đường cong ROC để tìm giá trị CHTKT trong phân biệt PCa và PNCa.
Kết quả: Tuổi bệnh nhân từ 50 đến 94 (trung bình 73±10 tuổi). 18 bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh PNCa (44%), 23 bệnh nhân PCa (56%). Giá trị ADC trung bình của tổn thương PNCa và PCa lần lượt là 829,2±119,2 và 544,6±102,7 x 10-3mm2/s. Giá trị ADC của tổn thương PCa thấp hơn có ý nghĩa so với tổn thương PNCa (p<0,05). Trên đường cong ROC, với ngưỡng ADC là 633x10-3mm2/s, để phân biệt tổn thương PCa và PNCa, cộng hưởng từ khuếch tán có độ nhạy 82,6%, độ đặc hiệu 94,4%, độ chính xác 96%.
Kết luận: Cộng hưởng từ khuếch tán có thể sử dụng phân biệt mô lành và mô ác của tuyến tiền liệt với độ chính xác cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anwar. SS.(2014). Assessment of apparent diffusion coefficient values as predictor of aggressiveness
in peripheral zone prostate cancer: comparison with Gleason score. ISRN Radiol, pp. 263417.
2. Borislav Spajic (2007). The Incidence of Hyperechoic Prostate Cancer in Transrectal Ultrasound– Guided Biopsy Specimens, Urology, 70 (4), pp.734–737
3. Guglielmo Manenti (2014). DWI of Prostate Cancer: Optimal -Value in Clinical Practice, Prostate Cancer.
4. Leonardo Kayat Bittencourt (2012). Prostate MRI: diffusion-weighted imaging at 1.5T correlates better with prostatectomy Gleason grades than TRUSguided biopsies in peripheral zone tumours, European Radiology, 22(2), pp 468-475.
5. Riches SF (2015). Multivariate modelling of prostate cancer combining magnetic resonance derived T2, diffusion, dynamic contrast-enhanced and spectroscopic parameters, European Radiology, 25(5), pp.1247-1256
6. Rinaldi D. (2012). Role of diffusion-weighted magnetic resonance imaging in prostate cancer evaluation. Radiol Med, 117(8), pp.1429-40.
7. Selnæs KM (2012). Peripheral zone prostate cancer localization by multiparametric magnetic resonance at 3 T: unbiased cancer identification by matching to histopathology. Invest Radiol,47(11), pp.624-33
8. Yagci A. B. (2011). The value of diffusionweighted MRI for prostate cancer detection and localization. Diagn Interv Radiol, 17(2), pp.130-4