ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỦA RÒ ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÊN MÁY CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH HAI NGUỒN NĂNG LƯỢNG 256 DÃY

Phùng Bảo Ngọc1, Nguyễn Khôi Việt1, Hoàng Vân Hoa1, Nguyễn Ngọc Tráng1, Lê Thùy Liên1, Phạm Minh Thông1,
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục đích: Đánh giá đặc điểm hình ảnh của rò động mạch vành trên máy chụp cắt lớp vi tính hai nguồn năng lượng (DSCT) 256 dãy.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian 9 tháng từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016 trên 33 bệnh nhân được chẩn đoán rò động mạch vành trên máy chụp CLVT hai nguồn năng lượng 256 dãy (Somatom Definition Flash, Siemens) tại khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh Bệnh Viện Bạch Mai, nghiên cứu mô tả tiến cứu.
Kết quả: Chúng tôi thống kê có 33 bệnh nhân (19 nam, 14 nữ, tuổi trung bình 50,1) có rò động mạch vành trên chụp DSCT. Có 13 bệnh nhân có ít nhất hai đường rò (chiếm 39,4%), 20 bệnh nhân chỉ có một đường rò duy nhất
(chiếm 60,6%). Trong đó, có 15 bệnh nhân đường rò xuất phát từ động mạch vành phải (chiếm 45,5%), 14 bệnh nhân rò từ hệ động mạch vành trái (42,4%) và 4 bệnh nhân rò từ cả động mạch vành phải và trái (12,1%). Có 28
bệnh nhân đường rò đổ vào vòng tuần hoàn phải (chiếm 84,8%), trong đó 67,9% là đổ vào động mạch phổi, 14,3% đổ vào thất phải, 10,7% đổ vào nhĩ phải và 7,1% đổ vào xoang vành. 5 bệnh nhân đường rò đổ vào vòng tuần hoàn
trái (chiếm 15,2%) đều là đổ vào nhĩ trái. Có 5 bệnh nhân có biến chứng (chiếm 15,2%), trong đó 1 bệnh nhân rung nhĩ, 2 bệnh nhân loạn nhịp và 2 bệnh nhân có giả phình đường rò, tất cả đều có đường rò kích thước lớn.
Kết luận: DSCT là phương pháp chẩn đoán không xâm nhập có giá trị cao trong đánh giá đặc điểm rò động mạch vành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Larry A. Latson et al (2007), “Coronary Artery
Fistulas: How to Manage Them”, Catherterization and
Cardiovascular Interventions, 70, p: 110-116.
2. Navid A. Zenooz et al (2009), “Coronary Artery
Fistulas: CT Findings”, RadioGraphics, 29, p: 781-789.
3. Sachin S. Saboo et al (2014), “MDCT of Congenital
Coronary Artery Fistulas”, AJR, 203, p: 244-252.
4. Qureshi SA et al (2006), “Coronary Artery
Fistulas”, Orphanet J Rare Dis, 29, p: 51-68.
5. Yiginer O. et al (2009), “Demonstration of Coronary
to Pulmonary Fistula with MDCT and Conventional
Angiography”, Int J Cardiol, 134, p: 136-139.