VAI TRÒ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH TRONG ĐÁNH GIÁ MẠCH MÁU THẬN CỦA NGƯỜI CHO THẬN SỐNG TRƯỚC PHẪU THUẬT GHÉP THẬN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Trong phẫu thuật nội soi lấy thận ghép, việc quan trọng là biết chính xác giải phẫu cấu trúc mạch máu trong quá trình phẫu thuật xâm lấn tối thiểu.
Mục đích nghiên cứu: xác định độ chính xác của chụp cắt lớp vi tính để dự đoán giải phẫu mạch máu ở người cho thận sống và cho biết tỉ lệ của các biến thể mạch máu trong dân số Việt Nam.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang. Nghiên cứu gồm 111 người cho thận sống được chụp cắt lớp vi tính để đánh giá mạch máu thận và phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 02/2020 đến 4/2021. Kết quả CT được so sánh với hình ảnh trong phẫu thuật và xem lại hình ảnh CT đã chụp để xác định nguyên nhân của những trường hợp không tương đồng giữa CT và phẫu thuật.
Kết quả: Độ chính xác của MDCT là 98,2% trong dự đoán số lượng mạch máu thận. Một động mạch bị bỏ sót trong kết quả đọc CT do lỗi nhận thức của người đọc. Một trường hợp dương tính giả. Độ chính xác của MDCT là 95,5% trong dự đoáncác biến thể động mạch phân nhánh sớm và tĩnh mạch hợp lưu muộn. Tỉ lệ đa động mạch, đa tĩnh mạch, động mạch phân nhánh sớm, tĩnh mạch hợp lưu muộn lần lượt là 20,7%, 6,8%, 13,5%, 19,8%. Một trường hợp (0.9%) tĩnh mạch thận trái chạy sau động mạch chủ và một trường hợp tĩnh mạch thận trái vòng quanh động mạch chủ được phát hiện.
Kết luận: Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật đáng tin cậy trong đánh giá giải phẫu thận của người cho thận sống trước phẫu thuật.
Từ khóa
Người cho thận sống, chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Harmath Carla B, Wood Cecil G, Berggruen Senta M, Tantisattamo E (2016), “Renal pretransplantation workup, donor, recipient, surgical techniques”. Radiologic Clinics, 54 (2), pp. 217-234.
3. Control Centers for Disease, Prevention (2019), “Chronic kidney disease in the United States, 2019”. US Department of Health and Human Services, Centers for Disease Control and Prevention.
4. Phùng Minh Trí, Trần Ngọc Dũng (2011), “Tỉ lệ bệnh thận mạn ở người lao động tại thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp”. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh,15 (1), tr. 496.
5. Tullius Stefan G, Rabb H (2018), “Improving the supply and quality of deceased-donor organs for transplantation”. New England Journal of Medicine, 378 (20), pp. 1920-1929.
6. Ikidag Mehmet A, Uysal E (2019),”Evaluation of Vascular Structures of Living Donor Kidneys by Multislice Computed Tomography Angiography before Transplant Surgery:Is Arterial Phase Sufficient for Determination of Both Arteries and Veins?”.Journal of the Belgian Society of Radiology,103(1), pp.1-6
7. Chai Jee W, Lee W, Yin Yong H, Jae Hwan J, Chung Jin W, et al. (2008), “CT angiography for living kidney donors: accuracy, cause of misinterpretation and prevalence of variation”. Korean journal of radiology, 9 (4), pp. 333-339.
8. Kulkarni S, Emre S, Arvelakis A, Asch W, Bia M, et al. (2011), “Multidetector CT angiography in living donor renal transplantation: accuracy and discrepancies in right venous anatomy”. Clinical transplantation, 25 (1), pp. 77-82.
9. Nguyễn Duy Điền (2020), “Đánh giá kết quả của ghép thận có nhiều động mạch từ người hiến sống tại bệnh viện Chợ Rẫy”.Luận văn chuyên khoa II trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh
10. Châu Quý Thuận (2012), “Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận để ghép trên người cho sống tại bệnh viện Chợ Rẫy”. Luận án tiến sĩ y học trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh
11. Rashid Reza J, Tarzemani Mohammad K, Mohtasham Masumeh A, Zomorrodi A, Kakaei F, et al. (2014), “Diagnostic accuracy of 64-MDCT angiography in the preoperative evaluation of renal vessels and compared with laparotomy findings in living donor kidney”. Renal failure, 36 (3), pp. 327-331.