NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN TEO MẬT BẨM SINH Ở TRẺ < 4 THÁNG

Bs Lê Thị Kim Ngọc1
1 Khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Nhi trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị siêu âm trong chẩn đoán teo mật, có đối chiếu với phẫu thuật
Đối tượng và Phương pháp: 98 bệnh nhi< 4 tháng tuổi, có dấu hiệu vàng da ứ mật (vàng da, phân bạc màu, tăng Billirubin trực tiếp) được siêu âm gan mật bằng đầu dò cong 5Mhz và đầu dò phẳng 7,5Mhz. Các yếu tố được đánh giá trên siêu âm là hình thái túi mật, kích thước, sự co bóp, dấu hiệu dây chằng tam giác (TC) và các bất thường khác nếu có. Bác sỹ siêu âm không được biết kết quả xét nghiệm của bệnh nhi. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dương tính, giá trị âm tính, độ chính xác của từng dấu hiệu trên siêu âm được tính toán, so sánh giữa nhóm teo mật và không teo mật.
Kết quả: Trong tổng số 98 bệnh nhi được siêu âm: 40 bệnh nhi teo mật được khẳng định bằng phẫu thuật, (tuổi trung bình 57 ngày tuổi) và 58 bệnh nhi vàng da ứ mật không do teo mật (tuổi trung bình 58 ngay tuổi) được xác định theo tiêu chuẩn chẩn đoán của từng bênh và/hoặc thuyên giảm sau điều trị. Các đặc điểm trên siêu âm được khảo sát là: hình thái túi mật, kích thước, sự co bóp túi mật, dấu hiệu dây chằng tam giác, nang vùng rốn gan, có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm teo mật và không teo mật. Trong số này, dấu hiệu thành túi mật không đều, không co bóp và dây chằng tam giác có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất trong chẩn đoán xác định teo mật. Kích thước túi mật cũng có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm teo mật (15,4mm) và không teo mật (22,5mm)(P<0,01)
Kết luận: Siêu âm rất có giá trị trong chẩn đoán teo mật, với điều kiện bệnh nhân được nhịn ăn đủ thời gian và được thực hiện bởi bác sỹ có kinh nghiệm. Cần kết hợp nhiều dấu hiệu trên siêu âm để kết quả đạt độ chính xác cao.
Chữ viết tắt: TC: dấu hiệu dây chằng tam giác
BN: bệnh nhân
CHT: cộng hưởng từ
SA: siêu âm

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Terry M. Humphrey , Mark D. Stringer. Biliary Atresia: US Diagnosis. Radiology 2007; 244: 845-851
2. Kimio Kanegawa, Yoshinobu Akasaka. Sonographic Diagnosis of Biliary Atresia in Pediatric Patients Using the “Triangular Cord” Sign Versus
Gallbladder Length and Contraction. AJR 2003; 181: 1387-1390
3. Farrant P.; Merie HB.. Ultrasound features of the gallbladder in infants presenting with conjugated hyperbilirubinaemia. Br Radiol 2000; 73: 1154-1158.