ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH SIÊU ÂM DOPPLER VÀ GIÁ TRỊ BỔ SUNG CỦA CHỤP MẠCH SỐ HÓA XÓA NỀN TRONG CHẨN ĐOÁN HẸP, TẮC ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI

Bs Ngô Đắc Hồng Ân1, Bs Nguyễn Sanh Tùng1
1 Trường Đại học Y Dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh và khảo sát giá trị bổ sung của chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) trong chẩn
đoán hẹp, tắc động mạch chi dưới.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 40 bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
từ tháng 5/2016 đến tháng 6/2017, nghi ngờ hẹp tắc động mạch chi dưới và được chỉ định siêu âm Doppler động
mạch chi dưới và chụp DSA động mạch chi dưới. Kết quả siêu âm Doppler được đối chiếu với kết quả chụp mạch
DSA để xác định giá trị của siêu âm Doppler cũng như giá trị bổ sung của DSA trong chẩn đoán hẹp, tắc động mạch
chi dưới.
Kết quả: Siêu âm Doppler trong chẩn đoán hẹp, tắc động mạch chi dưới có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự
đoán dương và giá trị dự đoán âm lần lượt là 80,65%, 92,83%, 86,21% và 89,61%. Siêu âm Doppler và chụp mạch
DSA có mức độ phù hợp khá với chỉ số Kappa 0,68. DSA giúp chẩn đoán bổ sung hẹp >50% hoặc tắc hoàn toàn
cho siêu âm Doppler trong 6,36% trường hợp, chẩn đoán bổ sung còn dòng chảy ở các động mạch được chẩn
đoán tắc hoàn toàn trên siêu âm trong 5,49% trường hợp. DSA giúp phát hiện bổ sung 81% tuần hoàn bàng hệ bỏ
sót trên siêu âm Doppler.
Kết luận: Siêu âm Doppler có giá trị cao trong chẩn đoán hẹp, tắc động mạch chi dưới, đặc biệt ở các đoạn
động mạch khẩu kính lớn và nông như động mạch đùi, đùi sâu và khoeo. DSA giúp bổ sung cho chẩn đoán của siêu
âm ở các đoạn động mạch nhỏ ở cẳng chân như chày trước, chày sau, mác, giúp phát hiện tuần hoàn bàng hệ tại
vị trí hẹp, tắc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Huyền Ngân (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler ở bệnh nhân viêm tắc động mạch mạn tính chi dưới, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Dược Huế.
2. Nguyễn Phước Bảo Quân (2013), Siêu âm Doppler mạch máu, Tập II, Nhà xuất bản Đại học Huế, pp.362-461.
3. Chidambaram P., Swaminatham R., Ganesan P. et al. (2016), “Segmental Comparison of Peripheral Arteries by Doppler Ultrasound and CT Angiography”, J Clin Diagn Res. 10(2), pp. TC12-TC16.
4. Kayhan A., Palabıyık F., Serinsöz S. et al. (2012), “Multidetector CT angiography versus arterial duplex USG in diagnosis of mild lower extremity
peripheral arterial disease: is multidetector CT a valuable screening tool?”, Eur J Radiology. 81(3), pp. 542-6.
5. Koelemay M.J., Hartog D., Prins M. et al. (1996), “Diagnosis of arterial disease of the lower extremities with duplex ultrasonography”, Br J Surg.
83(3), pp. 404-9.
6. Murrant C. (2008), “Structural and functional limitations of the collateral circulation in peripheral artery disease”, J Physiol 586(24 ), pp. 5845.
7. Pollak A., Norton P., Kramer C. (2012), “Multimodality Imaging of Lower Extremity Peripheral Arterial Disease”, Circ Cardiovasc Imaging. 5, pp. 797- 807.
8. Topol E.J., Teirstein P.S. (2016), Textbook of interventional cardiology, Elsevier, pp.611.