VAI TRÒ CỦA NÚT ĐỘNG MẠCH LÁCH BÁN PHẦN ĐIỀU TRỊ CƯỜNG LÁCH Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN VÀ GIẢM TIỂU CẦU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả điều trị cường lách ở bệnh nhân xơ gan và giảm tiểu cầu bằng nút động mạch lách bán phần.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ 12/2014 đến 02/2017, 17 bệnh nhân cường lách có xơ gan và giảm tiểu cầu được điều trị nút động mạch lách bán phần tại Bệnh viện Việt Đức.
Kết quả: Nút động mạch lách bán phần được thực hiện thành công ở 17/17 bệnh nhân với số lượng tiểu cầu tăng lên sau nút mạch. Phần nhu mô lách hoại tử < 50% thể tích lách gặp ở 5/17 bệnh nhân, từ 50-70% thể tích gặp ở 10/17 bệnh nhân và > 70% thể tích gặp ở 2/17 bệnh nhân. Hội chứng sau nút mạch gặp ở 17/17 bệnh nhân, tràn dịch màng phổi gặp ở 4/17 bệnh nhân, dịch ổ bụng gặp ở 5/17 bệnh nhân, huyết khối tĩnh mạch cửa gặp ở 1/17.
Kết luận: Nút động mạch lách bán phần là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị cường lách ở bệnh nhân xơ gan và giảm tiểu cầu.
Từ khóa
cường lách, giảm tiểu cầu, nút mạch lách bán phần
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Noguchi, H., et al., Changes in platelet kinetics after a partial splenic arterial embolization in cirrhotic patients
with hypersplenism. Hepatology, 1995. 22(6): p. 1682-1688.
2. Schuppan, D. and N.H. Afdhal, Liver cirrhosis. The Lancet, 2008. 371(9615): p. 838-851.
3. Poulin, E., J. Mamazza, and C. Schlachta, Splenic artery embolization before laparoscopic splenectomy. Surgical endoscopy, 1998. 12(6): p. 870-875.
4. Gangireddy, V., et al., Management of thrombocytopenia in advanced liver disease. Canadian Journal of Gastroenterology and Hepatology, 2014. 28(10): p. 558-564.
5. Miyake, Y., et al., Partial splenic embolization prior to combination therapy of interferon and ribavirin in chronic
hepatitis C patients with thrombocytopenia. Hepatology Research, 2008. 38(10): p. 980-986.
6. Kauffman, C.R., et al., Partial splenic embolization for cancer patients with thrombocytopenia requiring systemic
chemotherapy. Cancer, 2008. 112(10): p. 2283-2288.
7. Ooka, Y., et al., Partial splenic embolization with transarterial chemoembolization in patients with hepatocellular carcinoma accompanied by thrombocytopenia. BioMed research international, 2014. 2014.
8. Elmonem, S.A., et al., The outcome of partial splenic embolization for hypersplenism in the cirrhotic patients.
The Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine, 2011. 42(1): p. 35-42.
9. Zhu, K., et al., Partial splenic embolization for hypersplenism in cirrhosis: a long-term outcome in 62 patients. Digestive and Liver Disease, 2009. 41(6): p. 411-416.
10. Sangro, B., et al., Partial splenic embolization for the treatment of hypersplenism in cirrhosis. Hepatology, 1993.
18(2): p. 309-314.
11. Oriuchi, N., et al., A new, accurate and conventional five-point method for quantitative evaluation of ascites using plain computed tomography in cancer patients. Japanese journal of clinical oncology, 2005. 35(7): p. 386- 390.