KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SINH THIẾT XƯƠNG QUA DA DƯỚI HƯỚNG DẪN CẮT LỚP VI TÍNH BẰNG HỆ THỐNG KHOAN XƯƠNG ARROW ONCONTROL TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Lê Văn Phước1, Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn1, Lê Văn Khoa1,
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT:
Mục tiêu: Sinh thiết xương qua da dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính đã được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các bệnh viện lớn
của cả nước, tuy nhiên thủ thuật được tiến hành với chủ yếu kim sinh thiết bằng tay thông thường, do vậy thời gian thủ thuật kéo dài, bệnh nhân đau nhiều, đặc biệt là các tổn thương đặc xương, nguy cơ mất mẫu bệnh phẩm lớn khi rút kim. Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi là đánh giá hiệu quả bước đầu của sinh thiết xương qua da bằng kim với hệ thống khoan xương Arrow Oncontrol.
Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân (BN) được tiến hành thủ thuật sinh thiết xương qua da dưới hướng dẫn cắt lớp
vi tính với kim và hệ thống khoan Oncontrol tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 02/2016 đến 06/2017, với kỹ thuật thực hiện: Gây
tê tại chỗ, chụp CT định vị vị trí tổn thương, khoan kim sinh thiết dẫn đường 11G, luồn kim đồng trục 13G có gắn khoan Arrow
Oncontrol và tiến hành khoan lấy mẫu, băng ép vị trí sinh thiết, chụp cắt lớp vi tính kiểm tra. Hiệu quả, độ an toàn, mức độ đau
và thời gian thủ thuật được đánh giá dựa vào các biến: tỉ lệ thành công thủ thuật, độ chính xác chẩn đoán mô bệnh phẩm, thời
gian thủ thuật, mức độ đau, biến chứng thủ thuật.
Kết quả: Với 58 bệnh nhân được sinh thiết bằng hệ thống sinh thiết xương Arrow On Control, thành công thủ thuật 96,5%,
chẩn đoán mô bệnh phẩm đạt 87,9%, tương quan mức độ mạnh (r=0.95) giữa chẩn đoán mô bệnh và chẩn đoán khi ra viện, mức độ đau theo thang điểm VAS thấp (đau nhẹ) 82,7%, thời gian thủ thuật trung bình ngắn11 phút, không ghi nhận trường hợp biến chứng nào.
Kết luận: Sinh thiết xương bằng hệ thống sinh thiết xương Arrow On Control có tỉ lệ thành công kỹ thuật cao, độ chính xác của mô bệnh phẩm lớn, thời gian thủ thuật nhanh và an toàn, hầu như không đau.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Berenson (2011). Using a powered bone marrow biopsy system results in shorter procedures, causes less residual pain to adult patients, and yields larger specimens. Diagn Patthol, 23; 6:23.
2. Jamshidi K, Swaim WR (1971). Bone marrow biopsy with unaltered architecture: a new biopsy device. J Lab Clin Med.; 77: 335
3. Miller, Philbeck, Bolleter (2011). Powered bone marrow biopsy procedures produce larger core specimens, with less pain, in less time than with standard manual devices. Hematol Rep. 13; 3(1).
4. Reed LJ, Raghupathy R, Strakhan M et al. (2011). The OnControl bone marrow biopsy technique is superior to the standard manual technique for hematologists-in-training: a prospective, randomized comparison. Hematology Report 3(3).
5. Swords RT, Anguita J, Higgins RA et al. (2011). A prospective randomised study of a rotary powered device (OnControl) for bone marrow aspiration and biopsy. Journal of Clinical Pathology 64(9): 809-13.
6. Tanasale B, Kits J, Kluin PM, Trip A, Kluin-Nelemans HC (2013). Pain and anxiety during bone marrow biopsy. Pain Management Nursing 14(4): 310-7
7. Voigt J, Moiser M (2013). A powered bone marrow biopsy system versus manual methods: a systematic review and meta-analysis of randomised trials. Journal of Clinical Pathology 66(9): 792–6.