PHƯƠNG PHÁP NÚT ĐỘNG MẠCH ĐIỀU TRỊ TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆTCÓ THỂ TÍCH LỚN: KẾT QUẢ TRÊN 32 TRƯỜNG HỢP (>80 GAM)

Bs Phan Hoàng Giang1, Bs Lê Văn Khánh1, Bs Nguyễn Xuân Hiền1, Bs Đỗ Huy Hoàng2
1 Bác sỹ khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Bạch Mai
2 Bác sỹ nội trú Chẩn đoán hình ảnh, trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đại cương: Hiện tại, phẫu thuật cho những bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt có thể tích lớn > 80g vẫn là một
thử thách với nhiều biến chứng: chảy máu, hội chứng nội soi, …
Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp nút đông mạch tuyến
tiền liệt cho những bệnh nhân có thể tích tuyến > 80g.
Phương pháp: 32 bệnh nhân với thể tích tuyến tiền liệt > 80g được tham gia vào nghiên cứu, các bệnh nhân này điều trị
nội thất bại và không thích hợp cho phẫu thuật. Nút động mạch tuyến tiền liệt được thực hiện dưới gây tê một bên động mạch
đùi phải, vật liệu gây tắc là hạt vi cầu 250 μm và 400μm. Bệnh nhân được đánh giá các thông số trước điều trị và sau điều trị 1
tháng, 3 tháng và 6 tháng: bảng điểm quốc tế về triệu chứng tuyến tiền tiệt (IPSS), bảng điểm về chất lượng cuộc sống liên quan
đến triệu chứng (QoL), lưu lượng dòng tiểu cao nhất (Qmax), lượng nước tiểu tồn dư (PVR), chỉ số chức năng cương dương


Kết quả: Kỹ thuật thực hiện thành công trên 32 bệnh nhân (100%). Lâm sàng cải thiện sau 6 tháng ở các chỉ số IPSS, QoL,
Qmax, PVR và thể tích tuyến tiền liệt lần lượt là 74,1 %, 152%, 68,7%, 92,6 %, and 35,5% (sau 3 tháng). Các giá trị trung bình
trước và sau can thiệp 6 tháng: IPSS (27,5 và 7,1; P < 0.01), QoL (4,7 và 1,7; P < 0.01 ), Qmax (7,5 và 18,9; P < 0.01), PVR (65
và 20,3; P < 0.01) và thể tích tuyến tiền liệt trước và sau can thiệp 3 tháng (98,0 và 65; P < 0.01). Chỉ số về chức năng cương
dương không thay đổi so với ban đầu. Không có biến chứng nặng xảy ra.
Kết luận: Kết quả từ thử nghiệm lâm sàng trên cho thấy nút động mạch tuyến tiền liệt là một lựa chọn an toàn, hiệu quả
cho bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, đặc biệt là các bệnh nhân có thể tích tuyến tiền liệt > 80g, thất bại điều trị nội,
không thích hợp với phẫu thuật.
(IIEF-5) và thể tích tuyến tiền liệt (PV- trên cộng hưởng từ tại thời điểm 3 tháng)

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rubenstein et al (2008), Transurethral Microwave Thermotherapy of the Prostate (TUMT). eMedicine, 6 February 2008.
2. Choi SY et al (2012) Impact of changing trends in medical therapy on surgery for benign prostatic hyperplasia over two decades. Korean J Urol. 2012;53:23-8.
3. Geavlete B et al (2013). Bipolar plasma enucleation of the prostate vs open prostatectomy in large benign prostatic hyperplasia cases - a medium term, prospective, randomized comparison. BJU Int. 2013;111:793– 803.
4. Phan Hoàng Giang, Nguyễn Xuân Hiền, Phạm Minh Thông (2016), đánh giá hiệu quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp nút động mạch tuyến tiền liệt (2016), Tạp chí Y Học Việt Nam, số đặc biệt, tháng 8, 2016.
5. Francisco C. Carnevale et al (2015), Transurethral Resection of the Prostate Versus Original and PErFecTED Prostate Artery Embolization Due to Benign Prostatic Hyperplasia: Preliminary Results of a Single Center, Prospective, Urodynamic-Controlled Analysis. Cardiovascular and Interventional Radiological Society of Europe 2015.
6. Wang et al (2015), Prostatic arterial embolization for the treatment of lower urinary tract symptoms due to large (>80 mL) benign prostatic hyperplasia: results of midterm follow-up from Chinese population, BMC Urology (2015) 15: 33.
7. Nathan E. Frenk et al (2014), MRI Findings After Prostatic Artery Embolization for Treatment of Benign Hyperplasia, AJR:203, October 2014.
8. Francisco C. Carnevale, Airton Mota Moreira, Alberto A. Antunes (2014), The ‘‘PErFecTED Technique’’: Proximal Embolization First, Then Embolize Distal for Benign Prostatic Hyperplasia. Cardiovasc Intervent Radiol (2014) 37:1602-1605.