NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ SỌ NÃO TRONG BỆNH BẠI NÃO Ở TRẺ EM

Vũ Thị Hậu1, Nguyễn Quang Đức1, Nguyễn Thanh Hải1, Đinh Văn Thuyết1, Ngô Văn Đoan1,
1 Khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục đích: Mô tả đặc điểm hình ảnh tổn thương nhu mô não trên phim chụp cộng hưởng từ (CHT) 3 Tesla đồng thời bước đầu đánh giá mối liên quan giữa lâm sàng và hình ảnh CHT trong bệnh lý ại não.
Phương pháp: Từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2016 có 496 bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng là bại não và được chụp cộng hưởng từ sọ não với máy 3T tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Vinmec Times City. Đánh giá hình ảnh CHT được dựa trên vị trí, loại tổn thương (chất trắng, chất xám) và dị dạng bẩm sinh. Đồng thời cũng nhận xét hình ảnh CHT theo nhóm nguyên
nhân và nhóm lâm sàng bại não từ đó đưa ra các nhóm tổn thương gợi ý nguyên nhân gây bại não.
Kết quả: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 496 bệnh nhân nhi được chụp CHT sọ não với đoán lâm sàng là bại não, có đầy đủ thông tin về thể lâm sàng, nhóm nguyên nhân. Nhóm đối tượng có độ tuổi trung bình là 6,04±4,08, cao nhất là 15 tuổi, thấp nhất là dưới 1 tuổi. Hình ảnh CHT cho thấy chủ yếu là tổn thương chất trắng quanh não thất bên hai bên đi cùng với nhóm
nguyên nhân ngạt (phần lớn là ngạt sau sinh). Với những ca có tiền sử vàng da thì tổn thương chủ yếu nằm ở vùng nhân bèo và các nhân xám trung ương khác. Nhóm dị dạng bẩm sinh chiếm tỉ lệ không quá nhỏ với 7.7 % gồm đa dạng các loại tổn thương. Bên cạnh đó các bệnh nhân chẩn đoán bại não với hình ảnh MRI hoàn toàn bình thường chiếm 17,1 %. Các kết quả trên góp
phần giúp cho các bác sĩ lâm sàng thần kinh và phục hồi chức năng đánh giá tổn thương xét ghép tế bào gốc.
Kết luận: CHT sọ não đánh giá mức độ và phân loại tổn thương thực thể nhu mô não người bệnh, góp phần giúp cho các bác sĩ lâm sàng thần kinh và phục hồi chức năng đánh giá tổn thương một cách toàn diện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Martin Bax, Clare Tydeman, BA (Hons); Olof Flodmark (2006), Clinical and MRI Correlates of Cerebral
Palsy. The European Cerebral Palsy Study; 296(13):1602-1608. (http://jamanetwork.com/journals/jama/ fullarticle/203508)
2. Grether JK, Cummins SK, Nelson KB (1992). The California Cerebral Palsy Project. Paediatr Perinat Epidemiol. ;6:339-351 PubMedArticle
3. Bax MC (1964). Terminology and classification of CP. Dev Med Child Neurol. ;11:295-297 PubMed
4. Kuban KC, Leviton A (1994). Cerebral palsy. N Engl J Med ;330:188-195. PubMedArticle
5. Krageloh-Mann I, Petersen D, Hagberg G, Vollmer B, Hagberg B, Michaelis R (1995). Bilateral spastic CP-MRI pathology and origin: analysis from a representative series of 56 cases. Dev Med Child Neurol ;37:379-397 PubMedArticle
6. Hashimoto K, Hasegawa H, Kida Y, Takeuchi Y (2001). Correlation between neuroimaging and neurological outcome in periventricular leukomalacia: diagnostic criteria. Pediatr Int ;43:240-245 PubMedArticle
7. Sue Reid, Charuta Dagia et all (2006). Classification of MRI in cerebral palsy. The findings from an Australian study and review.
8. R Yin, DS Reddihough, MR Ditchfeild and KJ Collins (2000), Magnetic resonance imaging findings in cerebral palsy, J. Paediatr. Child Health 36, 139–144.
9 . Ioana MINCIU (2012) , Clinical Correlations in Cerebral Palsy, Maedica (Buchar); 7(4): 319–324.
10. Anju Aggarwal, Hema Mittal , Sanjib KR Debenath, and Anuradha Rai (2013).. Neuroimaging in Cerebral Palsy - Report from North India Iran J Chi ld Neurol. 2013 Autumn; 7(4): 41-46.