NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ CỦA SIÊU ÂM MODE B VÀ SIÊU ÂM ĐÀN HỒI MÔ - STRAIN ELASTOGRAPHY

Nguyễn Thị Thu Thảo1, Lưu Hồng Nhung1, Vũ Đăng Lưu1, Phạm Minh Thông1,
1 Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Một nghiên cứu thử nghiệm chẩn đoán được thực hiện tại bệnh viện Bạch Mai với mục đích nghiên cứu giá trị của phương pháp siêu âm đàn hồi mô mức biến dạng – Strain Elastography (SE) trong chẩn đoán ung thư vú (UTV).
Kết quả: Bước đầu, chúng tôi đã thực hiện được trên 57 bệnh nhân (BN) với 61 tổn thương được chẩn đoán bằng siêu âm mode-B, siêu âm đàn hồi mô Strain Elastography tuyến vú, có đối chiếu với kết quả mô bệnh học. Phương pháp siêu âm mode-B có độ nhạy 87,5%, độ đặc hiệu 29,7%, giá trị dự báo dương tính 44,6% và giá trị dự báo âm tính 78,6%, độ chính xác 52,5%. Khi phối hợp siêu âm mode-B với siêu âm đàn hồi mô mức biến dạng đã làm tăng giá trị chẩn đoán với độ nhạy 87,5%, độ đặc hiệu 67,6%, giá trị dự báo dương tính 56,7%, giá trị dự báo âm tính 89,3%, độ chính xác 75,4%.
Kết luận: Siêu âm đàn hồi mô có thể chẩn đoán các tổn thương BI-RADS 3 và 4a tốt hơn, đặc biệt khi phối hợp với siêu âm vú mode -B, có thể tăng hoặc giảm bậc BI-RADS, làm tăng giá trị chẩn đoán của siêu âm từ52,5% lên75,4%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ferlay J, Soerjomataram I, and Dikshit R et al, Cancer incidence and mortality worldwide: Sources, methods, and major patterns in Globocan 2012. Int Cancer, 2012. 10: p. 1002.
2. Bùi Diệu,Một số bệnh ung thư ở phụ nữ. 2011, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Carl J. D’Orsi et al, ACR BI-RADS® Atlas Breast Imaging Reporting and Data System. 2013.
4. Ophir J and Elastography: A quantitative method for imaging the elasticity of biological tissues. Ultrason Imaging, 1991. 13: p. 111-134.
5. William H. Hindle, Leonard Davis et al, Clinical value of mammography for symptomatic 1women 35 years of age and younger. Am J Obstet Gynecol, 1997. 6(1): p. 1484-1490.
6. Foxcroft LM, Evans EB, and Porter AJ et al, The diagnosis of breast cancer in women younger than 40. Breast, 2004. 13(4): p. 297-306.
7. F.K.W. Schaefer, I. Heer et al, Breast ultrasound elastography—Results of 193 breast lesions in a prospectivestudy with histopathologic correlation. European Journal of Radiology, 2011. 77: p. 450-456.
8. Ito A et al, Breast Disease: Clinical Application of US Elastography for Diagnosis. Radiology, 2006. 239(2): p. 341-350.
9. Kristina Bojanic et al, Implementation of Elastography Score and Strain Ratio in Combination with B-Mode Ultrasound Avoids Unnecessary Biopsies of Breast Lesions. Ultrasound in Medicine & Biology, 2017. 43(4): p. 804-816.
10. Thomas A, Degenhardt F, Farrokh A et al, Significant differentiation of focal breast lesions: Calculation of strain
ratio in breast sonoelastography. Acad Radiol 2010. 17: p. 558-563.
11. Gheonea IA, Stoica Z, Bondari S et al, Differential diagnosis of breast lesions using ultrasound elastography. Indian J Radiol Imaging, 2011. 21: p. 301-305.
12. Liu XJ, Zhu Y, Liu PF et al, Elastography for breast cancer diagnosis: a useful tool for small and BI-RADS 4 lesions. Asian Pac J Cancer Prev 15: p. 10739-10743.
13. Barr RG, Zhang Z et al, Probably benign lesions at screening breast US in a population with elevated risk:
prevalence and rate of malignancy in the ACRIN 6666 trial. Radiology, 2013. 269: p. 701-712.
14. RICHARD G. BARR, WFUMB guidelines and recommendations for clinical use of ultrasound elastography:
Part 2: breast. Ultrasound Med Biol 2015. 41: p. 1148-1160.
15. Menezes R, Sardessai S et al, Correlation of strain elastography with conventional sonography and FNAC/biopsy. J Clin Diagn Res 2016. 10: p. 5-10.