VAI TRÒ CỦA XQUANG CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN TỤ DỊCH Ổ BỤNG SAU MỔ

Bs Nguyễn Thị Tuyết Hà1, Bs Võ Tấn Đức1
1 Bộ môn Chẩn Đoán Hình Ảnh, Đại Học Y Dược Tp. HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Là một trong những phương tiện hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong quản lý, theo dõi các trường hợp tụ dịch
ổ bụng sau mổ, nghiên cứu thêm XQCLVT có thể giúp cải thiện chẩn đoán và chọn lựa điều trị thích hợp.
Mục tiêu: Xác định các đặc điểm hình ảnh trên XQCLVT riêng lẻ và sự phối hợp với các yếu tố lâm sàng – xét nghiệm
huyết học có giúp chẩn đoán phân biệt tụ dịch ổ bụng sau mổ nhiễm khuẩn hay vô khuẩn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 68 bệnh nhân tụ dịch ổ bụng sau mổ tại bệnh viện
Đại Học Y Dược TPHCM từ 01/2014 đến 03/2017. Đặc điểm hình ảnh trên XQCLVT được phân tích gồm đậm độ dịch, khí
trong ổ tụ dịch, tăng quang viền, độ dày thành, thể tích dịch và thâm nhiễm mỡ. Yếu tố lâm sàng và huyết học gồm tiền sử đái
tháo đường, trị số CRP huyết thanh. Tiêu chuẩn chẩn đoán tụ dịch có nhiễm khuẩn là kết quả nhuộm Gram và cấy kháng sinh đồ mẫu dịch. Tính điểm theo bảng điểm kết hợp XQCLVT – lâm sàng – huyết học từ 1 đến 10 gồm đái tháo đường: 2 điểm; CRP
≥ 100mg/L: 1 điểm; đậm độ dịch ≥ 20HU: 4 điểm; khí trong ổ tụ dịch: 3 điểm.
Kết quả: Các đặc điểm hình ảnh đậm độ dịch và khí trong ổ tụ dịch có tương quan có ý nghĩa với sự hiện diện của nhiễm
khuẩn. Độ nhạy của các đặc điểm này dao động giữa 56,5-87%, độ đặc hiệu 68,2-81,8%, LR(+) 2,74-3,1, LR(-) 0,19-0,53. Phân
tích hồi quy đa biến xác định được đậm độ dịch (≥ 20HU) và khí trong ổ tụ dịch là 2 yếu tố tiên lượng độc lập chẩn đoán tụ dịch
nhiễm khuẩn (p<0,01), với OR lần lượt là 166,1 (KTC 95% 7,52-3670) và 14,77 (KTC 95% 1,44-392,78). Bảng điểm kết hợp
XQCLVT-lâm sàng-huyết học: ≤ 3 điểm có NPV 100%, ≥ 6 điểm có PPV 86,8%, ≥ 7 điểm có PPV 96,7% trong chẩn đoán tụ
dịch có nhiễm khuẩn. Phân tích đường cong ROC của bảng điểm cho giá trị AUC là 0,86 (KTC 95% 0,77-0,94).
Kết luận: Khi có đậm độ dịch ≥ 20HU, khí trong ổ tụ dịch thì xác suất nhiễm khuẩn gia tăng. Tuy nhiên, dựa trên các đặc
điểm XQCLVT riêng lẻ để chẩn đoán phân biệt tụ dịch ổ bụng sau mổ có nhiễm khuẩn hay vô khuẩn thì còn hạn chế: khả năng
xác định bệnh thấp và không giúp loại trừ bệnh. Sử dụng bảng điểm kết hợp XQCLVT-lâm sàng-huyết học góp phần cải thiện
khả năng dự đoán tình trạng nhiễm khuẩn của tụ dịch sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Allen Brian C, Barnhart Huiman, Bashir Mustafa, và cs. (2012), “Diagnostic accuracy of intraabdominal fluid collection characterization in the era of multidetector computed tomography”, The American Surgeon, tập 78 (2), 185-189.
2. Ferrucci Joseph T (1981), “Intra-abdominal abscess: Radiological diagnosis and treatment”, Jama, tập 246 (23), 2728-2733.
3. Gnannt Ralph, Fischer Michael A, Baechler Thomas, và cs. (2015), “Distinguishing infected from noninfected abdominal fluid collections after surgery: an imaging, clinical, and laboratorybased scoring system”, Investigative radiology, tập 50 (1), 17-23.
4. Haaga John Robert, Alfidi RJ, Havrilla TR, và cs. (1977), “CT detection and aspiration of abdominal abscesses”, American Journal of Roentgenology, tập 128 (3), 465-474.
5. Knochel JQ, Koehler PR, Lee TG, và cs. (1980), “Diagnosis of abdominal abscesses with computed tomography, ultrasound, and 111In leukocyte scans”, Radiology, tập 137 (2), 425-432.
6. Lin Wan-Yu, Chai Jyh-Wen, Chao Te-Hsin (2009), “Detection of Abdominal Abscesses After Colorectal Surgery: Ultrasonography, Computed Tomography and Gallium Scan”, In: Colorectal Cancer, Springer, pp. 119-135.
7. Porter Joel A, Loughry C William, Cook Albert J (1985), “Use of the computerized tomographic scan in the diagnosis and treatment of abscesses”, The American journal of surgery, tập 150 (2), 257-262.
8. Sarkissian Hagop, Hyman Neil, Osler Turner (2013), “Postoperative fluid collections after colon resection: the utility of clinical assessment”, The American Journal of Surgery, tập 206 (4), 551-554.
9. Sirinek Kenneth R (2000), “Diagnosis and treatment of intra-abdominal abscesses”, Surgical infections, tập 1 (1), 31-38.