ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA MRI 3.0T TRONG CHẨN ĐOÁN HẠCH CỔ ÁC TÍNH TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU ĐÀ NẴNG

Trần Thị Me Tâm1, Nguyễn Văn Đính1, Lê Duy Huỳnh1,
1 Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh và khảo sát giá trị của MRI 3.0T trong chẩn đoán phân biệt hạch cổ lành tính và ác tính.
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 96 trường hợp có hạch cổ với bệnh lý vùng đầu mặt cổ đi kèm, được chụp cộng hưởng từ 3.0T từ tháng 10/2016 đến tháng 9/2017 đối chiếu với kết quả giải phẫu bệnh.
Kết quả: Tuổi trung bình là 55 tuổi, nam gấp đôi nữ. Dấu hiệu mất mỡ rốn hạch, bờ hạch không đều, tín hiệu hạch không đồng nhất trên T2W xóa mỡ ở hạch ác tính và hạch lành tính lần lượt là 74.5% và 4.44%, 72.5% và 4.44%, 88.2% và 4.44%. Chẩn đoán hạch di căn dựa vào kích thước hạch có giá trị chẩn đoán mức độ cao với p<0.001. Với hạch có đường kính trục ngắn
11.5 mm chẩn đoán hạch di căn với Se 76.5%, Sp 95.6%, Acc 85.4%. Giá trị ADC trung bình của hạch lành tính và hạch ác tính lần lượt là 1.367 ± 0.165 mm2/s và 0.926 ± 0.133 mm2/s. Dựa vào tiêu chuẩn hình thái, MRI chẩn đoán hạch di căn có Se 80.0%, Sp 80.0%, Acc 85.4%; trong khi kết hợp tiêu chuẩn hình thái và giá trị ADC cho thấy khả năng chẩn đoán hạch ác tính cao hơn
với Se 98.0%, Sp 82.2%, Acc 90.6%.
Kết luận: Cộng hưởng từ 3.0T là một kĩ thuật hiệu quả không xâm nhập giúp cung cấp thông tin hữu ích để chẩn đoán hạch lành tính và ác tính vùng cổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barchetti F. et al. (2014), “The role of 3 Tesla Diffusion-Weighted imaging in the differential diagnosis of benign
versus malignant cervical lymph nodes in patients with head and neck squamous cell carcinoma”, BioMed
Research International, Volume 2014, Article ID 532095.
2. Bondt R.B.J., Nelemans P.J., Casselman J.W., Kremer B., Beets-Tan R.G.H. (2009), “Morphological MRI criteria improve the detection of lympho node metastases in head and neck squamous cell carcinoma: multivariate logistic regression analysis of MRI features of cervical lympho nodes”, Eur Radiol, 19:626-633.
3. Chong V. (2004), “Cervical lymphadenopathy: what radiologists need to know”, Cancer Imaging, 4:116-120.
4. Hoang J.K. et al. (2013), “Evaluation of cervical lymphonodes in head and neck cancer with CT and MRI: Tips, Traps, and a Systematic Approach”, American Journal of Roentgenology, 200(1): W17-W25.
5. Khan R. (2014), “Lymph node disease and advanced head and neck imaging: A review of the 2013 literature”, Current Radiology Reports, 2:58.
6. Lee M.C., Tsai H.Y., Chuang K.S., Liu C.K. and Chen M.K. (2013), “Prediction of nodal metastasis in head and neck cancer using a 3R MRI ADC map”, American journal of neuroradiology, 34:864-69.
7. Luciani A. et al. (2006), “Lympho node imaging: Basic principles”, European Journal of Radiology, 58:338-344.
8. Lugwig B.J. et al. (2012), “Imaging of cervical lymphadenopathy in children and young adults”, American
Journal of Roentgenology,199:1105-1113.
9. Mao Y. (2014), “Radiologic Assessment of lymph nodes in oncologic patients”, Current Radiology Reports, 2:36.
10. Moreno K.F., Cornelius R.S., Lucas F.V. et al. (2017), “Using 3 Tesla magnetic resonance imaging in the preoperative evaluation of tongue carcinoma”, The Journal of Laryngology & Otology, 1(8)1-8.
11. Sumi M. et al. (2006), “MR microimaging of benign and malignant nodes in the neck”, American Journal of Roentgenology, 186:749-757.
12. Taha Ali T.F. (2012), “Neck lymph nodes: Characterization with diffusion-weighted MRI”, The Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine, 43:173-181.