GIÁ TRỊ CLVT 256 DÃY TRONG CHẨN ĐOÁN RÒ ĐỘNG MẠCH VÀNH VÀ THỐNG KÊ Y VĂN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mở đầu: Bất thường động mạch vành (ĐMV) gồm bất thường nguyên ủy, đường đi, cấu trúc, tận cùng. Rò ĐMV là một bất thường tận cùng của ĐMV, đây là bất thường hiếm gặp, trong đó ĐMV tận cùng ở các buồng tim hoặc các mạch máu lớn.
Mục tiêu: Đánh giá vai trò của CLVT 256 dãy trong bất thường bẩm sinh rò ĐMV.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang 1849 bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính (CLVT) 256 dãy ĐMV tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô từ tháng 6/2017 đến tháng 6/2018. Chúng tôi đánh giá số lượng, phân loại rò ĐMV, đánh giá vị trí xuất phát và lỗ thông, kích thước búi giãn, đánh giá phình mạch. Ngoài ra chúng tôi còn đánh giá các bất thường bẩm
sinh ĐMV kèm theo.
Kết quả: Trong 1849 bệnh nhân chụp CLVT 256 dãy ĐMV, có 17 (0,92%) BN có rò ĐMV (11 nam, 6 nữ; độ tuổi trung bình 70, dải độ tuổi 54 – 88, 17/17 đến khám lần đầu vì đau ngực). Phân tích 17 BN có rò ĐMV chúng tôi thấy: 11 (64,7%)
BN xuất phát từ 2 nguồn ĐMV, 15 (88,2%) BN rò vào thân động mạch phổi, có sự liên quan giữa sự xuất hiện búi giãn và biến chứng phình với số lượng nguồn xuất phát. Có 6 (35,3%) BN có bất thường kèm theo, trong đó có 4/6(66,7%) BN có cầu cơ.
Kết luận: Rò ĐMV là bất thường bẩm sinh hiếm gặp. Nghiên cứu của chúng tôi cho tỷ lệ 0,92%, cao hơn một số thống kê khác, hay gặp nhất vẫn là rò vào thân chung động mạch phổi. CLVT 256 dãy với các phương thức dựng hình khác nhau là một phương pháp không xâm nhập và rất có giá trị trong chẩn đoán rò ĐMV và một số bất thường kèm theo.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bất thường giải phẫu động mạch vành, rò động mạch vành, cắt lớp vi tính đa dãy, cắt lớp vi tính động mạch vành
Tài liệu tham khảo
1. Krause W. Uber den ursprung einer accessorischena. coronaria aus der a. pulmonalis. Z Ratl Med1865;24:225–227.
2. Yamanaka O et al. Coronary artery anomalies in 126,595 patientsundergoing coronary angiography. Cathet Cardiovasc Diagn. 1990;21:28–40.
3. Jea Jung Lim et al. Prevalence and types of coronary artery fistulas detected with coronary CT angiography. AJR 2014; 203: W237-W243.
4. Navis A Zenooz et al. Coronary Artery Fistulas: CT Findings.RadioGraphics 2009; 29:781–789.
5. Raju G.M et al. Coronary artery fistula: a case series with review of the literature. Journal of Cardiology (2009) 53, 467 -472.
6. Saboo S.S et al. MDCT of congenital coronary artery fistular. AJR 2014; 203: W244-W252.
7. Laurie R.A et al. Management of Coronary artery Fistulae. JACC 2002; 39: 1026-32