KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HÓA SAU PHẪU THUẬT BẰNG 131I TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thành Lam1, Ngô Thị Tính1, Vi Trần Doanh1, Vũ Bích Huyền1, Trần Bảo Ngọc1,
1 Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: 2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau mổ bằng 131I. 2. Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến hành trên 87 bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa được điều trị tại Trung tâm Ung bướu Thái Nguyên từ năm 2011 đến năm 2018.
Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 47,3 ± 12,7, nữ : nam = 4,8 : 1. 67 % ung thư tuyến giáp là thể nhú, 63,2 % chưa có di căn, 32,2 % di căn hạch cổ, 4,6 % có di căn xa. 95,4 % ở giai đoạn I, II và III. Mô giáp sót lại sau mổ trung bình là 3,52 ±1,73 g. Bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn sau điều trị 1, 2, 3 và trên 3 liều 131I là 60,9 % ,79,3 %, 87,4 % và 92 %. Tổng liều điều trị trung bình chúng tôi đã sử dụng là 112,5 ± 31,2 mCi, số lần điều trị trung bình là 1,83 ± 0,3 lần. Ở bệnh nhân chưa có di căn xa, liều 131I từ 30 – 50 mCi có giá trị hủy mô giáp còn sót như liều 100 mCi. Kết quả điều trị ở bệnh nhân < 45 tuổi tốt hơn ≥ 45 tuổi,
bệnh nhân chưa có di căn và di căn hạch cổ tốt hơn có di căn xa, giai đoạn I, II, III tốt hơn giai đoạn IV, bệnh nhân có: mô giáp còn sót < 2 g tốt hơn mô giáp sót ≥ 2 g, Tg < 10 ng/dL tốt hơn Tg ≥ 10 ng/dL, TgAb < 100 IU/mL tốt hơn TgAb ≥ 100 IU/mL.
Kết luận: Liều 131I thấp (30 –50 mCi) có hiệu quả điều trị tương tự liều cao (100 mCi) ở bệnh nhân chưa có di căn xa. 60,9% bệnh nhân có kết quả tốt ngay sau 1 liều 131I. Với liều điều trị trung bình cho một bệnh nhân là 112,5 ± 31,2 mCi, sau 1,83 ±0,3 lần điều trị, 92 % trường hợp đáp ứng hoàn toàn. Bệnh nhân trẻ hơn 45 tuổi, chưa có di căn xa, ung thư ở các giai đoạn sớm, mô giáp còn sót ít sau mổ, nồng độ Tg, TgAb thấp có đáp ứng với phương pháp điều trị tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Lan Hương: (2013): “Đánh giá hiệu quả điều trị ung thư tuyến giáp biệt hóa sau phẫu thuật bằng 131I tại Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội”. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 4, trang 54- 59.
2. Mai Trọng Khoa, Phan Sỹ An, Trần Đình Hà và cộng sự (2006): “Hiệu quả của 131I trong điều trị ung thư tuyến
giáp thể biệt hóa”. Tạp chí Y học lâm sàng, số đặc san, trang 13 - 22.
3. Trần Văn Thiệp, Trần Đặng Ngọc Linh, Nguyễn Thành Công, Nguyễn Hữu Phúc (2013): “Hiệu quả diệt giáp bằng 131I liều thấp sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp thể biệt hóa”. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 4, trang 119 - 125.
4. Apichaya Claimon, Pawana Pusuwan, Benjapa Khiewvan (2017): ‘Factors influcing the success of the first radioiodine therapy for differentiated thyroid carcinoma’. Journal of the medical association of Thailand, 100(2), pp. 207 - 218.
5. Kai Guo, Zhuoying Wang (2014): ‘Risk factors influencing the recurrence papillary thyroid carcinoma: a systematic review and meta-analysic’. Int J. Clin Exp Pathol. 7(9), pp. 5393 - 5403.
6. J. D. Lin, P. F. Kao, T. C. Chao (1998): ‘The effects of radioactive iodine in thyroid remnant ablation and treatment of well differentiated thyroid carcinoma’. The British Journal of Radiology. 71(843), pp. 307 – 313.
7. Na Liu, Zhaowei Meng, Qiang Jia, Jian Tan et al (2016): ‘Multiple - factor analysis of the first radioactive iodine therapy in post-operative patients with differentiated thyroid cancer for achieving a disease-free status’. Scientific Report. 6, pp. 1 – 7.
8. Thamnirat K., Utamakul C., Chamroonrat W., Kositwattanarerk A., Anongpomjossakul Y.,Sritara C. (2015):
‘Factors affecting disease – free status of differentiated thyroid carcinoma patients’. Asian Pac J Cancer Prev. 16(2), pp. 737 - 740.