KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO LỚN VÀ KHỔNG LỒ BẰNG STENT THAY ĐỔI DÒNG CHẢY TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Hiện nay, can thiệp nội mạch tắc phình động mạch não bằng vòng xoắn kim loại (coil) đã trở thành một phương
pháp điều trị tiêu chuẩn, có thể thay thế phẫu thuật kẹp túi phình bằng clip. Tuy nhiên, đối với các phình cổ rộng, phình dạng
hình thoi, phình bóc tách và phình khổng lồ, nút tắc không hoàn toàn và tái thông vẫn còn là giới hạn chính trong dự phòng mức độ ổn định lâu dài. Sự phát triển của stent thay đổi dòng chảy tạo tiềm năng tắc hoàn toàn túi phình do cơ chế gây thay đổi dòng chảy mạch máu vào trong túi phình, từ đó khởi phát quá trình hình thành huyết khối trong túi phình.
Đối tượng và phương pháp: Can thiệp nội mạch đặt stent thay đổi dòng chảy thực hiện tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh,
bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2017, với kỹ thuật thực hiện: chụp mạch máu xóa nền xác định phình mạch
não, luồn vi ống thông ngang qua phình mạch, và tiến hành đặt stent thay đổi dòng chảy ngang qua phình mạch não. Hiệu quả
và độ an toàn được đánh giá dựa vào các biến: tắc hoàn toàn hay bán phần túi phình, tỉ lệ thành công thủ thuật, cải thiện lâm
sàng, biến chứng thủ thuật.
Kết quả: 24 ca phình động mạch não lớn và khổng lồ điều trị bằng stent thay đổi dòng chảy, thành công kỹ thuật 21/24 ca
(87,5%), 03 ca không đặt được stent phải chuyển sang phương pháp khác, 01 ca đột tử trong quá trình theo dõi.
Kết luận: Sử dụng stent thay đổi dòng chảy là một kỹ thuật mới, thay thế hiệu quả so với can thiệp tắc túi phình thường
qui, đặc biệt ở bệnh nhân có phình động mạch não lớn hay khổng lồ.
Từ khóa
Phình động mạch não lớn và khổng lồ, Stent thay đổi dòng chảy, Can thiệp nội mạch thần kinh
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Chandan Krishna (2014). The Expanding Realm of Endovascular Neurosurgery: Flow Diversion for Cerebral Aneurysm Management. Cardiovascular journal. 10(4): 214–219.
3. Cognard C, Gobin P, Pierol L et al (2010). Cerebral dural arteriovenous fistulas: clinical and angiographic correlation with a revised classification of venous drainage. Journal of Neurosurgery, 58, 62-68.
4. Fischer S., Vajda Z, Aguilar Perez (2012). Pipeline embolization device (PED) for neurovascular reconstruction: initial experience in the treatment of 101 intracranial aneurysms and dissections. Neuroradiology journal. 54(4): 369–382.
5. Lê Văn Phước, Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn, Lê Văn Khoa (2017). Điều trị phình lớn và khổng lồ động mạch não bằng stent thay đổi dòng chảy. Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phạm Minh Thông, Vũ Đăng Lưu (2015). Kết quả điều phình phình động mạch não phức tạp bằng Stent thay đổi dòng chảy. Tạp chí nghiên cứu y học. 93 (1).
7. Saatci, Yavuz, (2012). Treatment of Intracranial Aneurysms Using the Pipeline Flow-Diverter Embolization Device: A Single-Center Experience with Long-Term Follow-Up Results. American Journal o Neuroradiology. 33 (8) 1436-1446.
8. Simon Chun-Ho Yu, Ching-Kwong Kwok, Pui-Wai Cheng (2012). Intracranial Aneurysms: Midterm Outcome of Pipeline Embolization Device—A Prospective Study in 143 Patients with 178 Aneurysms. Radiology journal, 265 (3).
9. Yazan, Darshan (2014). Flow Diverters for Intracranial Aneurysms. Stroke journal.