VAI TRÒ CAN THIỆP NỘI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ HO RA MÁU NẶNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tính hiệu quả và độ an toàn của kỹ thuật can thiệp nội mạch trong điều trị ho ra máu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: bệnh nhân được chẩn đoán ho ra máu nặng và điều trị kỹ thuật can thiệp nội
mạch tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2016 đến tháng 3/2017. Một số biến số được đánh giá: nguyên nhân, hình ảnh chụp
mạch xóa nền, thành công lâm sàng, biến chứng và kết quả theo dõi vòng 1 tháng.
Kết quả: Có 35 bệnh nhân ho ra máu nặng được tiến hành kỹ thuật can thiệp nội mạch điều trị, trong đó, nguyên nhân ho
ra máu thường gặp nhất là giãn phế quản (37,1%), lao phổi (20,0%) và nấm phổi (14,3%). Có 69 động mạch bệnh lý được phát
hiện, trung bình: 1,97 ± 1,1 động mạch trên một bệnh nhân. Dấu hiệu chính trên chụp mạch bao gồm: phì đại gốc, động mạch
giãn ngoằn ngoèo (80%), tăng sinh mạch máu ngoại vi (85,7%), thông nối (25,7%), túi phình mạch máu (8,5%) và thoát mạch
thuốc cản quang (5,7%). Thành công lâm sàng tức thời đạt 97,1% (34/35 bệnh nhân), tỉ lệ tái phát trong 1 tháng là 11,7%; trong
đó u nấm và thông nối có liên quan đến tái phát sớm (p<0,05). Không ghi nhận biến chứng nặng trong nghiên cứu, chủ yếu là
đau ngực (28,6%).
Kết luận: can thiệp nội mạch là kỹ thuật điều trị ho ra máu nặng hiệu quả và an toàn.
Từ khóa
ho ra máu nặng, động mạch thuyên tắc, thành công về mặt lâm sàng, tái phát sớm.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Brown A. C., Ray C. E. (2012), “Anterior Spinal Cord Infarction following Bronchial Artery Embolization”, Semin Intervent Radiol, 29 (3), pp. 241-244.
3. Chun J. Y., Belli A. M. (2010), “Immediate and long-term outcomes of bronchial and non-bronchial systemic artery embolisation for the management of haemoptysis”, Eur Radiol, 20 (3), pp. 558-65.
4. Hahn S., Kim Y. J., Kwon W., et al. (2010), “Comparison of the effectiveness of embolic agents for bronchial artery embolization: gelfoam versus polyvinyl alcohol”, Korean J Radiol, 11 (5), pp. 542-6.
5. Lopez J. K., Lee H. Y. (2006), “Bronchial artery embolization for treatment of life-threatening hemoptysis”, Semin Intervent Radiol, 23 (3), pp. 223-9.
6. Remy J., Arnaud A., Fardou H., et al. (1977), “Treatment of hemoptysis by embolization of bronchial arteries”, Radiology, 122 (1), pp. 33-7.
7. Shao H., Wu J., Wu Q., et al. (2015), “Bronchial artery embolization for hemoptysis: a retrospective observational study of 344 patients”, Chin Med J (Engl), 128 (1), pp. 58-62.
8. Shin B., Koh W. J., Shin S. W., et al. (2016), “Outcomes of Bronchial Artery Embolization for Life-Threatening Hemoptysis in Patients with Chronic Pulmonary Aspergillosis”, PLoS One, 11 (12), e0168373.
9. Sopko D. R., Smith T. P. (2011), “Bronchial Artery Embolization for Hemoptysis”, Semin Intervent Radiol, 28 (1), pp. 48-62.
10. Yoon W., Kim J. K., Kim Y. H., et al. (2002), “Bronchial and nonbronchial systemic artery embolization for lifethreatening
hemoptysis: a comprehensive review”, Radiographics, 22 (6), pp. 1395-409.