KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ DÒ ĐỘNG TĨNH MẠCH MÀNG CỨNG NÃO TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Bs Lê Văn Phước1, Bs Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn1, Bs Lê Văn Khoa1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Dò động tĩnh mạch màng cứng não (DĐTMMCN) là dò từ động mạch vào tĩnh mạch màng cứng và hoặc xoang
tĩnh mạch màng cứng tại não. Nguy cơ đột quỵ xuất huyết não hàng năm lên đến 10,5% khi có dội ngược vào tĩnh mạch vỏ não
[3], [4]. Hiện can thiệp nội mạch được xem là lựa chọn hàng đầu trong điều trị [3]. Mục đích nghiên cứu của chúng tôi nhằm
đánh giá hiệu quả và độ an toàn của kỹ thuật can thiệp nội mạch trong điều trị DĐTMMCN.
Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân được can thiệp nội mạch dò động tĩnh mạch màng cứng não tại bệnh viện Chợ
Rẫy từ tháng 06/2015 đến tháng 01/2017, với kỹ thuật thực hiện: tiếp cận ống thông qua đường tĩnh mạch và/hoặc đường động
mạch, nút mạch chọn lọc với nhiều loại vật liệu nút mạch: coils, n-BCA, PVA, ... Hiệu quả và độ an toàn được đánh giá dựa vào
các biến: nút hoàn toàn, nút bán phần, tỉ lệ thành công thủ thuật, cải thiện lâm sàng, biến chứng thủ thuật.
Kết quả: Có 52 bệnh nhân được can thiệp nội mạch điều trị DĐTMMCN. Thành công kỹ thuật với nút hoàn toàn lỗ dò
bằng đường tĩnh mạch (TM) là 30/39 (76,9%) trường hợp, bằng đường động mạch (ĐM) là 4/6 (66,7%) trường hợp, kết hợp
đường ĐM và TM 6/7 (85,7%) trường hợp, tử vong 1/52 (1,9%), xuất huyết não 3/52 (5,7%), đau đầu nôn mửa 4/52 (7,8%).
Kết luận: Điều trị DĐTMMCN bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch là kỹ thuật an toàn và hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Borden Jonathan A (1995). A proposed classification for spinal and cranial dural arteriovenous fistulous malformations and implications for treatment. Journal of Neurosurgery. 82 (2).
2. Cheng KM, Chan ML, Cheung YL, et al (2003). Transvenous embolisation of dural carotid-cavernous fistulas by multiple venous routes: a series of 27 cases. Neurochirurgica. 145 (1).
3. Cognard C, Gobin P, Pierol L et al (2010). Cerebral dural arteriovenous fistulas: clinical and angiographic correlation with a revised classification of venous drainage. Journal of Neurosurgery, 58, 62-68.
4. Cognard C, Januel A C, et al (2010). Endovascular Treatment of Intracranial Dural Arteriovenous Fistulas with Cortical Venous Drainage: New Management Using Onyx. Neuroradiol.
5. Jae Sang Oh, Seok Mann, Hyok Jin Oh, et al (2016). Endovascular Treatment of Dural Arteriovenous Fistulas: Single Center Experience. Neurosurg, 59, 17-25.6. Julius Griauzde, Joseph J Gemmete, Aditya S Pandey, Neeraj Chaudhary (2016). Dural carotid cavernous fistulas: endovascular treatment and assessment of the correlation between clinical symptoms and the Cognard classification system. J NeuroIntervent, 10.
7. Panagiotis Zogopoulos, Hajime Nakamura, Tomohiko Ozaki, et al (2015). Endovascular Treatment of Intracranial Dural Arteriovenous Fistulas -Clinical and Radiographic Outcome Over A Long-Term Follow-Up. J Neurol Neurosurg.1(1).
8. Saraf R, Shrivastara M, Siddhathar W, et al (2010). Endovascular Treatment of Dural Arteriovenous Fistulas: Single Center Experience. Neuro India, 58, 62-68.
9. Venturi C, Bracco S, Cerase A, et al (2003). Endovascular treatment of a cavernous sinus dural arteriovenous fistula by transvenous embolisation through the superior ophthalmic vein via cannulation of a frontal vein. Neuroradiology. 45 (8).