ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ ĐỘNG HỌC TỐNG PHÂN Ở NHÓM BỆNH NHÂN NỮ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG SÀN CHẬU TRÊN 60 TUỔI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ động học tống phân ở nhóm bệnh nhân nữ trên 60 tuổi có rối loạn
chức năng sàn chậu.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. 106 bệnh nhân được chỉ định chụp cộng hưởng từ bởi bác sĩ chuyên khoa hậu
môn trực tràng học, từ tháng 09/2016 đến tháng 04/2017 tại bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả: Qua khảo sát 106 bệnh nhân, triệu chứng rối loạn đại tiện thường gặp nhất chiếm tỉ lệ 83,1%, tỉ lệ rối loạn tiểu
tiện và triệu chứng đau nặng vùng sàn chậu lần lượt là 34% và 59,4%. Có sự khác biệt rõ rệt giữa tình trạng sa các khoang chậu
giữa nhóm phụ nữ có và không có con. Tình trạng sa khoang chậu sau, sa bàng quang, tử cung lại xảy ra nhiều hơn ở nhóm phụ nữ có 1-2 con so với nhóm đa sản (>3con) (p<0,05). Mối tương quan giữa tuổi và độ hạ xuống của trực tràng là tương quan yếu. Đa số bệnh nhân có sự kết hợp sa nhiều hơn một khoang sàn chậu. Nếu có sa đơn độc chỉ gặp trường hợp sa khoang chậu sau, chiếm tỉ lệ thấp 5,6%. Tất cả các ca sa trực tràng kiểu túi đều từ mức độ II trở lên và 83,1% số này có ứ gel ở thì rặn. Bệnh lý
Anismus chiếm tỉ lệ thấp 3/106 và không có trường hợp nào trong số này kèm theo sa trực tràng kiểu túi.
Kết luận: Tuổi tác, quá trình sinh đẻ và sự mãn kinh là các yếu tố tác động đến sự suy yếu của sàn chậu. Ở nhóm bệnh
nhân lớn tuổi, thường có sự kết hợp sa nhiều khoang sàn chậu. Sa trực tràng kiểu túi cũng thường gặp. Trong khi đó bệnh lý
Anismus ít gặp ở nhóm bệnh nhân này.
Từ khóa
MR defecography, pelvic floor dysfunction, female age from 60, ectocele, Anismus
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Goh V, Halligan S, Kaplan G (2000),“Dynamic MR Imaging of
3. Healy JC, Halligan S, Reznek K (1997), “Dynamic MRI imaging compared ith evacuation proctography hen evaluating anorectal configuration and pelvic floor movement”, AJR, 169: 775-779.
4. Heine JA, Hong PD (1995), “Surgery of the colon, rectum and anus”, Philadelphia, PA: HB Saunders, 515-513.
5. Hetzer FH, Andreisek G, Tsagari C (2006), “MR defecography in patients fecal incontinence: imaging findings and their effect on surgical management”, AJR, 240: 449-457.
6. Jeremiah C. , Stephen H. , Rodney H. (1997), “Dynamic MR Imanging compared with Evacuation Proctography when evaluating anorectal configuration and pelvic floor movement ”, AJR, 169: 775-779.
7. Johansson C, Nilsson BY, Holmstrom B, Dolk A, Mellgren A (1992), “Association between rectocele and paradoxical sphincter response”. Dis Colon Rectum, 35: 503-509.
8. Lamb GM, De Jode MG, Guold SW (2000), “Upright dynamic MR defeacating proctography in an open configuration MR system”, The British Journal of Radiology, 73: 152-155.
9. Roos Je, Weishaupt D, Wildermuth S ( 2002), “Experience of 4 years with open MR defecography: pictorial review of anorectal anatomy and diseCase”, 22: 817-832.
10. Sung VW, Hampton BS ( 2009), “Epidemiology of pelvic floor dysfunction”, Obstet Gynecol Clin North Am, 36: 421-443. The Pelvic Floor in Asymptomatic Subjects.”, AJR, 174: 661-666.
11. Van Dam JH, Schouten WR (1996), “The impact of Anismus on the clinical outcome of rectocele repair”, International Journal of Colorectal disease, 11: 238-242.
12. Vanbeckevoort D, Van Hoe L (1999), “Pelvic floor descent in females: comparative study of colpocystodefecography and dynamic fast MR imaging”, J Magn Reson Imaging, 9: 373-377.
13. Võ Tấn Đức (2015), “Nghiên cứu các hình thái sa trực tràng kiểu túi với hỗ trợ của cộng hưởng từ động”, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
14. Wallden L (1952), “Defecation block in cases of deep rectogenital pouch: a surgical roentgenological and embryological study with special reference to morphological condition”, Acta Chir Scand Suppl, 165: 1-122